Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Kinh sám có thể kiếm tiền, có thể duy trì cuộc sống

HT Tịnh Không - Cả đời đi theo con đường của Phật Thích Ca
Cả đời này đi theo con đường Phật Thích-ca Mâu-ni đã đi, rất vất vả lại không ai nhận thức. Khi tôi xuất gia, lão hòa thượng cũng đều rất hoan hỷ, hi vọng tôi học kinh sám Phật sự, thứ ấy dễ học, ba tháng là học xong. Khuyên tôi không cần giảng kinh, tôi hỏi ông tại sao? Giảng kinh không thể sống được, không ai cúng dường, sẽ chết đói! Kinh sám có thể kiếm tiền, có thể duy trì cuộc sống. Tôi không phải vì thứ ấy mà xuất gia, không phải vì điều đó mà học Phật, tôi ở ngoài xã hội tìm một công việc thì có thể sống được, đó không phải là mục đích tôi xuất gia, học Phật, tôi vẫn kiên định đi theo con đường của mình. Kiên trì đi con đường này thì chùa miếu không hoan nghênh, cho nên cuối cùng bị ép đến mức không có nơi cư trú.
Vấn đề này rất nghiêm trọng, khi ấy chỉ có hai con đường, một là nghe lời đi theo lão hòa thượng, hai là hoàn tục. Khi ấy tôi không có nơi để đi, vào bước đường cùng, không thì phải hoàn tục. Không chùa nào nhận tôi cả, không nhận người giảng kinh, nhận người chịu đi kinh sám, cho nên ai cũng đều khuyên tôi từ bỏ việc giảng kinh, học kinh sám Phật sự, mọi người cùng ở với nhau. Tôi xuất gia không phải vì việc đi kinh sám, không phải vì nó mà phát tâm. Đại sư Chương Gia dạy tôi học Phật Thích-ca Mâu-ni, học theo người thì phải thọ bát. Ở Đài Loan thọ bát không ai cho, nay không thể thọ bát, cảnh sát sẽ bắt. Cho nên tôi nhận sự cúng dường của cả nhà Hàn quán trưởng, chúng tôi giảng kinh không ngừng nghỉ, bà ấy tu được đại công đức. Bà nay đã vãng sanh rồi, khi bà đi bà ở Thiên đạo, vãng sanh Thiên đạo hai ba năm. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Học Phật cần giữ bổn phận, Phật Thích-ca Mâu-ni năm xưa cũng thị hiện gương sáng cho chúng ta noi theo. Trước đây giảng kinh tôi cũng thường nói, muốn xã hội an định, thế giới hòa bình, nên làm thế nào? Mỗi một người cần làm một nghề, bản thân phải có bổn phận làm tốt ngành nghề của mình, đó chính là Đôn Luân Tận Phận (敦伦尽分) mà Đại sư Ấn Quang thường nói. Đôn Luân là gì? Luân chính là quan hệ giữa người và người, ngũ luân, Đôn là Đôn Mục (敦睦), chính là biết cách chung sống ôn hòa với người; đối với bản thân, trong nghề nghiệp của mình cần tận phận, làm tốt bổn phận của chúng ta. Ngành nghề này của chúng tôi, đó là nghề gì? Nghề dạy học, cho nên nhất định phải nhận thức Phật Thích-ca Mâu-ni. Ngài là thân phận gì? Chức nghiệp của Ngài là làm thầy, nghề của chúng tôi là nghề giáo, hơn nữa nghề này không thu học phí, là một người làm công tác nghĩa vụ xã hội.
Tôi đọc truyện kí về Phật Thích-ca Mâu-ni xong thì hiểu được, thân phận của Phật Thích-ca-mâu-ni nếu nói theo người ngày nay Ngài là một nhà giáo dục xã hội đa nguyên, Chúng tôi có thể dùng từ này để gọi Ngài, nhà giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa; bản thân Ngài có thân phận là người làm công tác giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa, cả đời dạy học không thu học phí. Tại sao lại thêm từ “Đa nguyên”? Bởi Ngài hữu giáo vô loài [giảng dạy không phân biệt], giống như đức Khổng tử vậy, không phân biệt bạn là người nước nào, không phân biệt bạn thuộc tộc quần nào, cũng không phân biệt bạn tin theo tôn giáo nào, chỉ cần bạn đến Ngài sẽ dạy bạn, dạy bạn rất nghiêm túc, chân thành. Cho nên học trò của Phật rất đông, thường tùy chúng có một ngàn hai trăm năm mươi vị, Ngài giảng kinh pháp duyên rất thù thắng. Chúng tôi từ nơi Ngài mà học, chúng tôi ở trong xã hội đóng vai trò là người làm công tác giáo dục nghĩa vụ, nội dung chúng tôi học là giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. (dẫn từ “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh”)
– Trích: sách Ngọc Bảo Thế Gian (Nhân Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không 淨 空 法 師)
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *