Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Đây gọi là thật sự biết niệm Phật, biết tu hành, biết dụng công

Câu chuyện một bà điên niệm Phật hết bệnh, khi lâm chung biết trước ngày giờ Vãng Sanh
BẤT LUẬN LÀ KHI CẢNH GIỚI NÀO HIỆN TIỀN, QUÝ VỊ KHỞI TÂM ĐỘNG NIỆM, ĐỘNG ĐIỀU GÌ? ĐỘNG THẤT TÌNH LỤC DỤC, LIỀN SANH PHIỀN NÃO. MỘT CÂU A DI ĐÀ PHẬT, TẤT CẢ ĐỀU QUY VỀ PHẬT A DI ĐÀ, QUÝ VỊ SẼ QUÉT SẠCH NHỮNG TẬP KHÍ PHIỀN NÃO NÀY.
Trong xã hội ngày nay, con người cần gì? Từ trong những thứ cũ, sẽ xuất hiện tư duy mới, có thể giúp giải quyết vấn đề hiện tại. Không có cơ sở ở sau, những thứ của ta từ đâu mà có? Nên tư duy và giảng giải của chúng ta phải có căn cứ. Cổ nhân căn cứ kinh, ngày nay chúng ta xem kinh không hiểu. Chúng ta thông qua chú giải của cổ nhân để học kinh, dần dần sẽ hiểu được, nhưng phải có ngộ tánh. Pháp thế xuất thế gian đều nhờ vào khai ngộ: Khai ngộ, chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, sau cùng giác tức là khai ngộ.
Thế nên chân thành là gốc, tâm chân thành không phải dùng để cầu học vấn, cầu Phật pháp. Mà cầu truyền thống văn hóa phải dùng chân thành, xử sự đối nhân tiếp vật tôi không chân thành, sai! Một việc chân thành tất cả đều chân thành, mới khai ngộ được. Đối nhân tiếp vật đều chân thành, quý vị mới được thanh tịnh, thanh tịnh là không ô nhiễm. Nhìn thấu suốt mới thật sự buông bỏ, muốn giống như trong Kinh Bát Nhã: “nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”, có thể không buông bỏ ư? Buông bỏ liền thanh tịnh.
Từ trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là hoàn cảnh nhân sự, phải rèn luyện tâm bất bình trở thành bình. Đây gọi là chân tu hành, đây gọi là chân công phu.
Người tu Tịnh độ, dùng cái gì để rèn luyện? Phật A Di Đà. Thuận cảnh, thiện duyên A Di Đà Phật. Nghịch cảnh, ác duyên cũng là A di Đà Phật. Đến Phật A Di Đà sẽ bình đẳng, đều giữ được cân bằng, phương pháp tuyệt diệu! Thế nên chúng ta phải dùng Phật A Di Đà, nếu không dùng trong cuộc sống hằng ngày vẫn sinh phiền não. Quý vị xem, không biết dùng có đáng thương chăng.
Bất luận là khi cảnh giới nào hiện tiền, quý vị khởi tâm động niệm, động điều gì? Động thất tình lục dục, liền sanh phiền não. Một câu A Di Đà Phật, tất cả đều quy về Phật A Di Đà, quý vị quét sạch những tập khí phiền não này. Đây gọi là thật sự biết niệm Phật, biết tu hành, biết dụng công. Nhất định phải giữ thân tâm thanh tịnh, sẽ được mạnh khỏe trường thọ. Tâm thanh tịnh sanh trí tuệ không sanh phiền não, mới có thể giải quyết vấn đề. Bất luận là vấn đề bản thân, vấn đề gia đình, vấn đề công ty hay vấn đề xã hội, tâm thanh tịnh giải quyết được tất cả.
Mỗi ngày quý vị ưu sầu, phiền não, như vậy chắc chắn không thể giải quyết. Càng làm việc lớn tâm phải càng thanh tịnh, nhất định không được sanh phiền não, sự nghiệp của quý vị làm gì có đạo lý không thành tựu. Thế nên đề kinh rất hay: “Thanh tịnh bình đẳng giác”, đây là nhân, quả báo là gì? Nửa trước: “đại thừa – đại thừa là trí tuệ, đại thừa là đại trí tuệ. “Vô lượng thọ trang nghiêm”. Vô lượng thọ, vô lượng quang, trang nghiêm là tốt đẹp. Ngày nay chúng ta nói chân thiện mỹ là trang nghiêm, nhà Phật gọi là trang nghiêm. Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm từ đâu đến? Đến từ thanh tịnh bình đẳng giác. Giác thì đại thừa liền xuất hiện, bình đẳng thì vô lượng thọ hiện tiền, thanh tịnh thì trang nghiêm xuất hiện. Chúng ta biết tu nhân, quả báo liền hiện tiền.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 487)
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *