Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Có một trăm quả báo khác nhau khi niệm Phật

Pháp môn Niệm Phật thù thắng hơn các Pháp môn khác
Niệm Phật, có độ một trăm quả báo khác nhau, có một trăm quả báo khác nhau khi niệm Phật.
Pháp Sư Quán Đỉnh Từ Vân, một vị đại đức sống vào khoảng năm Càn Long đời nhà Thanh, vị pháp sư này thông tông thông thông giáo, hiển mật viên dung, trước tác rất nhiều. “Vạn Tục Tạng” của Nhật Bản đã đưa vào hơn hai mươi loại chú giải của Ngài, có cả thảy hơn năm mươi tác phẩm được viết trong cuộc đời ngài, có thể một nửa đã được đưa vào “Vạn Tục Bản”, những tác phẩm của Ngài rất có giá trị.
Trong tác phẩm “Đại Thế Chí Viên Thông Chương Sớ Sao”, đây là tác phẩm không dài, chỉ 244 chữ, còn ngắn hơn cả Tâm kinh, Tâm kinh có cả thảy 260 chữ, tác phẩm này chỉ vỏn vẹn 244 chữ, quí vị thấy bản sớ sao cũng được xem là một tác phẩm, nội dung rất chi tiết.
Ngày trước chúng tôi đã giảng một lần và đã sử dụng bản sớ sao này. Mặt cuối của tác phẩm, những đoạn cuối của tác phẩm nói về niệm Phật, có độ một trăm quả báo khác nhau, có một trăm quả báo khác nhau khi niệm Phật. Thứ nhất là quả báo Địa Ngục A Tì, lúc bấy giờ khi đọc đến câu này chúng tôi không thể lí giải được, niệm Phật là một việc tốt, tại sao niệm Phật lại đi vào Địa Ngục A Tì? Chúng tôi đưa bản kinh đến tham vấn thầy Lí, vừa xem, thầy cho đây là một câu hỏi rất lớn.
Điều này chúng tôi không phải nói cho một mình thầy, tôi giảng kinh là giảng cho tất cả mọi người, tại sao điểm cuối của niệm Phật lại là địa ngục A tì? Là bởi chưa đoạn hết tham sân si mạn nghi, nói nghe ngọt như đường, hình dáng bên ngoài thật đạo mạo nhưng trong tâm toàn là giết, cướp, tà dâm, nói dối. Niệm Phật A Di Đà kiểu như thế thì quả báo nhận lấy chắc chắn là Địa Ngục A Tì. Nghe đến đó tôi mới ngộ ra, điều thứ nhất trong một trăm điều vãng sinh thế giới Tây Phương Cực Lạc, vãng sinh thượng thượng phẩm. Cuốn sách này được học hội Tịnh tông ấn tống rất nhiều, số lượng phát hành cũng không ít, chúng ta hoàn toàn có thể tìm được, đây là tác phẩm dành riêng để nói về Bồ Tát Đại Thế Chí.
Bởi thế thực sự các pháp môn đều bình đẳng, bình đẳng ở đây bao gồm các pháp môn các tôn giáo khác, chúng ta đối xử bình đẳng với tất cả, tại sao? Tất cả chúng sinh vốn là Phật, tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đã có Phật tánh thì trong tương lai nhất định sẽ làm Phật.
Mục tiêu cuối cùng của rất nhiều tôn giáo là thiên đường. Chúng ta nên hiểu, một số thiên đường thuộc cõi trời dục giới, một số thuộc cõi trời sắc giới. Nếu nghiêng về thiền định, tâm thanh tịnh, thì tất cả đều thuộc cõi sắc giới. Năm dục: Tài, sắc, danh, thực, thùy, người Trung Quốc thường nói thất tình ngũ dục. Không đoạn được thất tình ngũ dục, chắc chắn sẽ ở dục giới, họ không thể đến được sắc giới. Bởi thế quý vị sinh lên tầng trời nào phụ thuộc vào việc đã buông bỏ được bao nhiêu, càng buông bỏ nhiều thì càng được nâng cao lên, không lỗ vốn khi buông bỏ, thực sự lợi thế khi buông bỏ! Nếu cứ khư khư thì càng thua thiệt, chúng ta phải hiểu được tất cả những điều này.
Khi mới bắt đầu học Phật, đại sư Chương Gia thường nhắc nhở tôi, tôi học được ba năm thì người vãng sinh. Lúc bấy giờ, mỗi tuần tôi đến thăm người một lần, mỗi lần như thế người dành một đến hai tiếng đồng hồ. Khi người không có khách, thời gian cho tôi có thể lên đến hai tiếng, còn lúc có khách thì chỉ một tiếng, đó là chuyện rất hiếm. Tất cả những nguyên tắc vàng đó tôi được hấp thụ từ người.
Bởi vậy, nhất định phải đọc được ý nghĩa của sự tượng trưng. Trong mỗi ánh sáng có vô lượng vô số trăm nghìn hoá Phật, hoá Phật này là số chúng sinh được giáo hoá. Bởi vậy hình tượng Bồ Tát Quan Âm mà chúng ta thấy là hoá thân chứ không phải ứng thân, vậy có ứng thân hay không? Có, nhưng bởi chúng ta giáp mặt nhưng không biết, không biết đó là ứng thân của Ngài. Ta có thể biết hoá thân là bởi ngài đột nhiên xuất hiện, nhưng ta không biết từ đâu tới và không biết đi về đâu, thực sự gặp mặt, trực tiếp nói chuyện với Ngài.
Khi tôi đang cầu học ở Đài Trung, trước đó tôi đã có một người thầy, vừa là hiệu trưởng khi tôi đang đi học tại Quí Châu, đó là tiên sinh Chu Bang Đạo. Sau này khi đến Đài Loan chúng tôi gặp lại thầy. Với bọn học sinh chúng tôi, thầy như một bậc phụ huynh với con em, rất mực yêu thương, rất mực quan tâm. Thời kì chiến tranh chúng tôi trở thành những học sinh lưu vong, bù lại chúng tôi được hai thầy săn sóc không thiếu một thứ gì. Chúng tôi cảm kích lắm, không ai trong chúng tôi không quí trọng các thầy, đôi lúc quí trọng các thầy còn hơn cha mẹ, các vị thực sự là những người tốt.
Phu nhân của thầy, ở lại Nam Kinh sau khi kháng chiến thành công, chúng tôi có dịp ghé qua căn nhà ở Nam kinh. Đây thực sự là một quần thể nhà cửa trù mật, sau cánh cổng là một khoảng sân với rất nhiều cây cổ thụ, tiến sâu vào một đoạn là cổng thứ hai, cổng thứ hai là sân vườn, đến cánh cổng thứ ba mới đến nhà chính. Bà nói với thầy Lí, là bởi họ cùng học Phật với thầy Lí, ngày trước họ là thầy giáo của chúng tôi nhưng khi học Phật bà trở thành bạn học Phật với chúng tôi.
Bà kể một câu chuyện trong đó bà thắc mắc chưa có lời giải. Bà nói, một hôm khi thầy giáo đi vắng, một mình bà với một hai người ở. Có một vị pháp sư ở núi Cửu Hoa đến nhà bà hoá duyên. Tự nhiên lại có người xuất gia xuất hiện, bà bèn hỏi nguồn gốc vị pháp sư, ngài cho biết mình đến từ núi Cửu Hoa. Hỏi tiếp ngài đến có việc gì? Hoá duyên. Bà hỏi tiếp ngài cần những gì? Ngài bảo cần năm cân dầu thơm. Lúc bấy giờ thầy giáo và vợ thầy vẫn chưa học Phật nên không đưa, không được đáp ứng, vị sư bèn ra đi.
Sư đi chưa được bao lâu tự nhiên sực nhớ, nhà mình rộng rãi, hai ba lớp cổng, nhưng không cánh nào mở cả làm sao vị sư ấy vào được? Khi sư đi, cửa vẫn không mở, ông ấy làm sao ra được? Mà chuyện thật chứ có phải ngủ mơ đâu, họ còn nói chuyện với sư rất lâu kia mà, câu chuyện cứ quay đi quẩn lại, không có câu trả lời. Cuối cùng bà nói với thầy giáo, thầy nói với bà, đấy chính là hoá thân của Bồ Tát Địa Tạng, bà đã có duyên với Bồ Tát. Nghe thế, bà vô cùng ân hận, năm cân dầu thơm có đáng vào đâu, sao mình không phát tâm cúng dường.
Từ đấy về sau bà đều tụng Kinh Địa Tạng mỗi ngày, mỗi ngày bà đều tu pháp môn Địa Tạng. Bà rất có công phu, đến độ nước đại bi bà trì chú có thể trị bệnh, cứu được rất nhiều người. Khi vãng sinh, người ta đã thu được hơn ba trăm viên xá lợi sau khi hoả thiêu, đó là điều rất khó đạt đối với một cư sĩ.
Đấy là câu chuyện có thật về hoá thân. Lúc bây giờ vẫn chưa ai để ý, cửa không mở làm sao vào được? Khi ra về, đột nhiên không thấy đâu, đi rồi, đến vườn đã không thấy bóng dáng, cửa ngoài cùng cũng đóng nhưng không thấy người. Phật độ người hữu duyên, nhân duyên ngày ấy, mãi đến mấy năm sau, khi gặp được thầy Lí mới thành tựu, nhân duyên đó mới thành tựu, cuối cùng cả nhà trở thành những tín đồ Phật giáo thuần thành.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 449 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *