Đạo Phật, Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, không tu thì không đắc

Các thiền sư khi đắc đạo thường có thần thông
Ngày nay chúng ta ở trong xã hội này nhìn thấy người giàu có, có tài sản hàng tỷ, làm quan, trong xã hội người có địa vị rất cao, họ tu Phước, họ tích Đức, trong đời quá khứ không tu Phước tích Đức, họ làm sao có thể đạt được chứ ? Trong đời này chưa đạt được, liền biết được trong đời quá khứ chưa có tu Nhân. Phật Pháp là Pháp bình đẳng, ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, không tu thì không đắc. Chúng ta hy vọng đạt được giàu có, đạt được đại Phước báo, quí vị tu Phước là được rồi ! Phước này là có Phước Chân Đế, có Phước Tục Đế. Tục Đế là Phước báo của cõi Trời, cõi Người. Điều này dễ dàng tu được, không khó. Phật hướng dẫn chúng ta, quí vị tu ba loại bố thí, quí vị tu Tài bố thí được Tài phú, thế gian này có nhiều người giàu có ức vạn, không ai không phải trong đời quá khứ, túc thế tu nhân duyên phước, đời này quả báo liền hiện tiện.
Tu Phước nhất định phải có trí tuệ, không có trí tuệ thì Phước đó gọi là Si Phước. Phước báo lớn rồi, họ không biết cách dùng như thế nào ? Rất có thể dùng sai, dùng sai thì tạo nghiệp, quả báo đời sau sẽ không tốt. Cho nên tu Pháp bố thí được thông minh trí tuệ, tu bố thí Vô Uý được mạnh khỏe trường thọ, ba thứ này đều là điều mà người thế tục hy vọng có được. Trong nhà Phật nói: “Phật Thị Môn Trung, Hữu Cầu Tất ứng”, đây là sự thật, không phải giả dối. Có cầu mà không có cảm ứng, Thầy giáo nói không phải không có cảm ứng, bản thân quí vị nghiêm túc mà phản tỉnh, phương pháp quí vị cầu sai rồi, tâm thái mà quí vị cầu không đúng, luôn là do nơi bản thân xảy ra vấn đề, tuyệt đối không phải vì bên ngoài. Cho nên nói ! Lúc có cầu không có cảm ứng, có lẽ nên nghiêm túc phản tỉnh, phải chăng đã cầu như Lý như Pháp ? Như Lý, như Pháp không có chuyện cầu mà không được.
Cổ nhân nói: “ Làm mà không được, coi lại chính mình”, có đạo lý rất lớn. Vì Tự Tư Tự Lợi mà cầu, vì Danh Văn Lợi Dưỡng mà cầu, vậy là không như Pháp, không như Lý. Không như Lý không như Pháp họ cũng cầu được, đó là trong số mạng của họ có sẵn, họ không cầu cũng sẽ đạt được. Cầu này là trong số mạng quí vị thực sự không có, quí vị như Lý, như Pháp thực sự có thể cầu được. Liễu Phàm Tứ Huấn chính là một ví dụ rất hay. Tôi tin rằng rất nhiều bạn bè đều xem qua rồi. Đó là sự thật, không phải giả đâu. Đại Sư Chương Gia đem phương pháp này dạy cho Tôi, Tôi dùng sáu mươi năm rồi, thực sự là có cầu tất ứng.
Trích : Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 284
Chủ Giảng : HT. Thượng Tịnh Hạ Không.
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *