Đạo Phật

Chẳng nên thân cận kẻ biếng nhác

Tây Phương Tam Thánh
Chúng ta thường thân cận hạng người ấy thì sự tu học của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta là phàm phu sơ học, chẳng có định lực, thiếu trí huệ, vì thế giao du phải chọn lựa người. Có khá nhiều bạn đồng tu chẳng hề để tâm cảnh giác điều này, bị hoàn cảnh xoay chuyển, đáng tiếc vô cùng! Đấy chính là điều ta thường gọi là “nhân tình Phật sự”làm Phật sự theo cảm tình, thiếu lý trí để phán đoán, nó có ảnh hưởng rất lớn đối với hàng phàm phu sơ học. Học Phật ắt cần phải có lý tánh tức là xử sự theo lý trí), phải buông tình cảm xuống thì mới có thể thành tựu. Pháp thứ nhất nhắm vào ý đó. Phạm vi của chữ “giải đãi”hết sức rộng, quý vị có nhận ra hay chưa? Giải đãi, lười biếng có phải là những người hằng ngày ngủ thật nhiều hay chăng? Đối với hạng người ấy, đương nhiên quý vị chẳng thể thân cận được! Họ còn bận ngủ, họ cũng chẳng kề cận quý vị được. Vậy thì ai mới là kẻ giải đãi? Trước đây, Ấn Quang Đại sư từng giảng là kẻ nào ưa đến đạo tràng rất siêng năng, ngày ngày la cà đạo tràng, ngày ngày tìm náo nhiệt. Vì sao họ là kẻ giải đãi? Họ giải đãi đối với việc tu đạo, biếng nhác tu định. Kẻ chẳng tu định, tu huệ, cứ ngày ngày đuổi theo náo nhiệt thì gọi là “kẻ giải đãi”.
Mỗi khi lão hòa thượng thấy đệ tử quy y đến thăm, Ngài liền quở mắng: Ngươi đến đây làm chi? – Con đến gặp sư phụ. Trước kia ngươi gặp sư phụ rồi, còn đến đây làm chi nữa? Ngài quát quay về. Đến chỗ bon chen, tâm cũng loạn động theo, bảo ngươi ở nhà thật thà niệm Phật, ngươi chẳng chịu niệm, ngươi vẫn muốn đến chùa miếu gặp sư phụ, có gì hay mà xem! Đó gọi là “giải đãi”. ? Bởi thế, con người hiện tại đều chuộng náo nhiệt. “Náo nhiệt” chính là giải đãi; biếng nhác tu định, tu huệ, tu tâm thanh tịnh. Ở đây, Phật dạy chúng ta chớ nên thân cận những kẻ như thế, đừng ngày ngày bắt chước họ khiến cho tâm bị loạn động. Nếu quý vị chẳng nghĩ đến giải thoát thì chẳng sao, cứ việc ngày ngày lăn vào nơi náo nhiệt. Còn ai là kẻ niệm Phật thật sự mong liễu sanh tử, thoát luân hồi, thật sự cầu vãng sanh Cực Lạc thế giới thì nhất định phải tuân thủ lời dạy này.
Ấn Quang Đại sư quy định không vượt qua hai mươi người, vậy là đúng rồi. Đó là đạo tràng tu hành thực sự của chúng ta. Cho nên xây dựng đạo tràng mà xây lớn thì lòng người thay đổi, vốn vẫn còn một chút đạo tâm. Đạo tràng khi lớn lên rồi, đạo tâm đó liền trở thành tâm danh lợi. Bây giờ đạo là gì? Tiền là đạo, danh lợi là đạo. Họ đi trên con đường danh lợi, đạo đó chính là đạo ngạ quỷ, đạo súc sanh, đạo địa ngục. Họ là kiểu đạo tràng đó, chúng ta phải hiểu cho rõ ràng. Còn nữa đạo tràng lớn quá, xây dựng huy hoàng quá, rất nhiều người phát tâm đến đó để xuất gia. Mục đích xuất gia ở đâu? Đi hưởng phước. Thế gian này cuộc sống khổ quá. Phòng ốc lớn như vậy ở thì thoải mái biết bao! Họ không phải là vì tu hành, họ vì hưởng phước, vì tạo nghiệp, còn có những tâm không tốt, tương lai muốn chiếm lấy đạo tràng này, đạo tràng đấu tranh, tranh danh đoạt lợi, sự việc này lúc tôi còn trẻ đã thấy qua rồi. Thời đó ở Đài Loan tôi thường đi ra ngoài giảng kinh, có một chùa nọ mời tôi giảng kinh. Tôi ở đó giảng khoảng nửa tháng, cảm thấy không đúng lắm, đạo tràng này mới xây dựng là đạo tràng của nữ chúng, người xuất gia ở trong đó tôi cũng quen biết, rất quen thân với tôi, cho nên họ đến mời tôi giảng kinh, giảng nửa tháng sau trong họ cãi vả nhau. Cãi vã những gì? Phân phối chức vụ không đồng đều. Bởi vì xây đạo tràng, những đồ đệ nhỏ hơn vị tỳ kheo ni lớn tuổi, ra ngoài hóa duyên, hóa duyên đương nhiên có người hóa duyên được nhiều, có người hóa duyên được ít, khi trở về, người hóa duyên được nhiều họ tranh thủ, họ muốn làm quản lý, họ muốn làm duy na, muốn làm tri khách, muốn giành những điều này. Lúc giành còn đánh nhau. Tôi về đến Đài Trung đem sự việc này nói với thầy giáo, thầy giáo nói, thôi được rồi, đừng đi nữa. Tôi nói, kinh còn chưa giảng xong. Không sao, kinh giảng chưa xong cũng là việc thường thấy thôi. Chỉ cần đạo tràng không như pháp thì nhanh chóng rời đi. Tôi liền đi khỏi. Bộ kinh đó tôi giảng được khoảng một phần ba. Chúng ta tin rằng hiện tại đạo tràng phần lớn đều là tình hình như vậy. Họ không phải đang làm việc đạo, đấu đá lẫn nhau, tranh quyền đoạt lợi, lừa gạt tín đồ, lừa gạt Phật Bồ Tát. Qúi vị nói xem có nguy quá không? Cho nên Tịnh nghiệp tam phước sau khi phát tâm bồ đề phải nhanh chóng tin sâu nhân quả. Họ không tin nhân quả. Họ tin nhân quả thì sẽ giống như tôi vậy rồi, không dám xây đạo tràng. Vì sao vậy? Bởi vì chúng ta nghĩ đến 20 người sống cùng nhau, cũng sẽ tranh danh đoạt lợi. Vậy thì phiền phức lớn lắm! Bản thân được thanh tịnh vẫn là học theo Phật Thích Ca Mâu Ni là tốt, sống được thanh tịnh, không quản việc gì. Cho nên các đồng học phải nhớ kỹ, tôi một đời chưa từng ngửa tay xin người khác tiền bao giờ, tự động đưa đến cúng dường.
——————————
Tác giả: Pháp sư Tự Liễu trích từ các bài khai thị của tổ sư.
Trích từ lớp học Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú kỳ thứ tư.
Thời gian: năm 2014
Chuyển ngữ: Bích Ngọc
Giảo duyệt: Như Hòa.
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *