
Trong cuộc sống thường ngày, hết sức tránh nói lời thừa xen tạp, lúc đàm luận với người thì đàm đạo, lúc không có người cùng nói chuyện thì đọc kinh. Đây chính là tích công bồi đức. Chúng ta không chỉ dùng lễ để đối đãi với các tông giáo khác mà đối với đồng tu học Phật cũng phải lễ mạo. Các pháp môn tu học của mọi người không giống nhau (mọi người tu học các pháp môn không giống nhau), nhất định phải tôn trọng lẫn nhau, không được phá hoại lẫn nhau. Nếu phá hoại lẫn nhau, dù công phu tu học tốt đến đâu vẫn là đọa ba đường chịu quả báo. Có câu nói “thà động nước ngàn sông, không động tâm người tu niệm”, phá hoại tâm đạo của người khác, trong bất tri bất giác phạm vào tội “phá hòa hợp tăng”, quả báo ở nơi địa ngục A Tì.

Năm 1977, tôi giảng kinh tại Hồng Kông, pháp sư Thánh Nhất ở núi Đại Tự ngày ngày đến nghe kinh, nghe rất hoan hỉ, thế là mời tôi đến chùa Bảo Liên để thăm viếng. Đây là một đạo tràng Thiền Tông, mỗi ngày có hơn 40 người ngồi thiền, còn có mấy vị xuất gia người nước ngoài, rất là khó được (vô cùng hiếm có).
Tôi ở trong Thiền đường giảng khai thị, từ đầu đến cuối không hề nhắc đến một câu “A Di Đà Phật”.

Năm 1987, tôi lần đầu đến Singapore giảng kinh. Pháp sư Diễn Bồi mời tôi đến đạo tràng của ông ấy vì tín chúng giảng khai thị. Pháp sư Diễn Bồi là tu Tịnh Độ Di Lặc, cho nên tôi tán thán Tịnh Độ Di Lặc, tán thán đạo tràng của họ, tán thán pháp sư. Tôi không nhắc đến một câu “A Di Đà Phật”, cũng không nói rằng Tịnh Độ Di Lặc không bằng Tịnh Độ Di Đà.


Cung kính trích: TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ GIA NGÔN LỤC.
CHƯƠNG 2 BÀI 6 – BÀN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH.
Buổi 62 ngày 11/08/2023
Nguồn: ph.tinhtong.vn