
Bao nhiêu năm nay chúng ta cùng nhau học tập, vì ngày ngày chúng ta đối diện trước màn hình. Tôi thường dùng ti vi hoặc là màn hình vi tính ví như tự tánh, thường tịch quang. Những sắc tướng hiện ra trên màn hình, ví như pháp tướng. Quý vị xem có thể có tướng, ví như pháp tướng. Pháp tướng sai biệt hoàn toàn, pháp tánh như như bất động. Trên ti vi chúng ta thấy rất nhiều kênh_ở nước ngoài, thông thường ti vi ở trong nhà có thể xem được hơn 100 đài, tức là hơn 100 kênh, đều hiện ra trên một màn hình. Dùng ví dụ này so với
cổ nhân đích thực tiện lợi hơn rất nhiều. Ngày xưa không có những loại máy móc này, rất khó ví dụ, bất đắc dĩ mới dùng vàng và trang sức làm ví dụ. Dùng vàng ví với tự tánh, trang sức ví như pháp tướng, thể tướng dụng. Phật pháp
dạy học là ở dụng, dụng là hoàn toàn minh bạch,
giác ngộ, không còn
mê hoặc, hiểu rõ
chân tướng muôn sự muôn vật, đây gọi là Phật.
Cứu cánh thông đạt, viên mãn thấu triệt, người này đã
thành Phật. Tuy thấu triệt nhưng vẫn chưa viên mãn, gọi là Bồ Tát. Cho nên Bồ Tát là ở
địa vị của
học sinh, Phật đã tốt
nghiệp, tốt nghiệp viên mãn. Trong Phật pháp nói:
tất cả chúng sanh vốn là Phật, tất cả chúng sanh đều có
Phật tánh. Đã có Phật tánh, đương nhiên có thể chứng được
quả Phật. Tôn giáo
tuyệt đối không có lý niệm này, nhất định không có. Tôn giáo cho rằng giữa vũ trụ có một
vị thần chủ tể, vị chân thần duy nhất. Bất kỳ ai, bất luận
tu hành như thế nào, cũng không thể
bình đẳng với thần, thần là độc nhất vô nhị. Tất cả chúng sanh vĩnh viễn phải nghe theo vị thần này, khái niệm này không tìm thấy trong kinh điển Phật giáo, không có khái niệm này. Bởi vậy chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng,
Phật giáo là giáo dục, giáo dục của Đức Phật.

Sau đó quý vị phải biết ai là Đức Phật? Mỗi chúng sanh chúng ta đều là Phật,
giác ngộ gọi là Phật, mê gọi là chúng sanh, nên trong Phật pháp nói sanh Phật không hai. Sanh là chúng sanh, Phật là Đức Phật, chúng sanh và Đức Phật là một không phải hai. Chúng sanh giác ngộ thì gọi là Phật, mê hoặc thì gọi là chúng sanh, nó là một
vấn đề không phải hai. Đây là điều người
học Phật chúng ta phải nhận thức rõ ràng, bằng không ta sẽ đi theo sự
mê tín, đem nền giáo dục tốt đẹp này [bỏ mất]. Cổ nhân nói: “minh minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện”. Giáo dục Phật giáo chính là giáo dục của minh minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện, quả thật nói một cách cứu cánh viên mãn.
TRÍCH TỪ TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – TẬP 147