Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Càng xả thì càng đắc (được), càng thí càng có nhiều, càng thí càng được nhiều

Bàn thờ Phật - Tâm địa xấu ác, không thể vãng sanh
Ðức Phật dạy chúng ta hai chữ “Xả Ðắc”. Bạn phải hiểu hai chữ này thật sâu, tại sao? Vì càng xả thì càng đắc (được), đây là định luật nhân quả.
Cơn bão kinh tế lần này, [đây là tình trạng] kinh tế suy thoái, chư vị thấy rất rõ ràng, hầu như mỗi người đều chịu ảnh hưởng, chúng ta quán sát kỹ mới thấy Cư Sĩ Lâm chẳng bị ảnh hưởng, không những chẳng bị ảnh hưởng, nguồn thâu nhập của Cư Sĩ Lâm còn tăng lên. Nói theo cách thông thường thì mọi người đều bị ảnh hưởng bởi kinh tế khó khăn, đương nhiên sự bố thí cúng dường tương đối sẽ giảm bớt, đây là lẽ đương nhiên. Vậy thì tại sao nguồn thâu nhập của Cư Sĩ Lâm không giảm bớt mà ngược lại còn tăng lên, đạo lý là ở chỗ nào? Là do bố thí. Cư Sĩ Lâm bố thí nhiều, bố thí lớn lao. Trong lúc khó khăn như vậy, sự bố thí của Cư Sĩ Lâm chỉ tăng lên chứ không giảm bớt, cho nên thâu nhập cũng tăng lên chứ không giảm bớt. Việc này chứng minh lời Phật dạy chẳng sai, càng bố thí tài vật thì càng giàu có, bạn không ngại bố thí thì càng thí càng nhiều, chúng ta đã chứng minh tại Cư Sĩ Lâm trong vòng một năm gần đây. Nếu bạn không bố thí thì sẽ không có, nguồn thâu nhập của phần đông đạo tràng đều giảm bớt, tại sao vậy? Khi thấy kinh tế tiêu điều, chúng ta phải tiết kiệm tiêu xài, phải bố thí ít lại. Bố thí ít thì nguồn thâu nhập của bạn sẽ ít, quả báo sẽ ít. Ông Lý Mộc Nguyên ở Cư Sĩ Lâm có trí huệ, thâu nhập ít cũng phải bố thí nhiều, ông ấy chẳng sợ bố thí làm cho Cư Sĩ Lâm hết sạch sành sanh, ông chẳng sợ, bạn thấy nguồn thâu nhập của Cư Sĩ Lâm cứ cuồn cuộn chảy vô. [Việc này] chứng minh lời Phật dạy “thí tài thì được giàu sang, thí pháp thì được thông minh trí huệ, thí vô úy thì được khỏe mạnh, sống lâu”, nếu bạn không chịu bố thí thì làm sao được? Bạn làm sao được [những quả báo này]? Sau khi bố thí sẽ có quả báo, khi có quả báo lại sợ bạn khởi tâm tham, việc này rất phiền phức, do đó đức Phật dạy chúng ta “xả đắc”. Ý nghĩa sâu thêm một tầng của “xả đắc” là những gì bạn đắc được thì hãy mau xả hết, chẳng nên lưu lại. Nếu bạn thí, bạn không chịu xả những gì bạn được vậy thì hỏng hết, bạn lại mê, lại đọa lạc. Cứ thí mãi mãi, càng thí càng có nhiều, càng thí càng được nhiều.
Bạn hãy coi chư Phật Như Lai, chúng ta phải lắng lòng tìm hiểu hai bộ kinh chúng tôi giảng gần đây, đức Phật A Di Ðà đại bố thí, nên phước báo của Ngài lớn, thành tựu được Cực Lạc thế giới, Cực Lạc thế giới thành tựu rồi, Ngài không tự thọ dụng, Ngài cúng dường những người tu học niệm Phậtmười phương thế giới, đây là việc bố thí lớn lao của đức Phật A Di Ðà. Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật Tỳ Lô Giá Na đại bố thí, xây dựng Hoa Tạng thế giới, tiếp dẫn mười phương hết thảy những người tu học Ðại Thừa, cho họ hưởng thọ, tự Ngài chẳng hưởng thọ, làm gương tốt nhất cho chúng ta. Nếu chúng ta từ việc bố thí được quả báo phong phú, thịnh vượng, tự mình muốn hưởng thọ thì sẽ khởi tâm tham, mê trở lại. Do đó đức Phật dạy chúng ta “xả đắc”, cứ xả những gì bạn có được, xả xong thì nó liền trở lại, trở lại thì xả nữa. Cũng như nước vậy, nước là chất sống động, lưu chuyển mãi, nhất định đừng để nó đọng lại một chỗ. Khi bạn hiểu đạo lý này, hiểu sự thật này, thì bạn dám xả, bạn hiểu được càng xả càng được, cuồn cuộn đến không ngừng, đây là như ngạn ngữ thường nói “Trong mạng của bạn có thì bạn nhất định sẽ có, nếu trong mạng của bạn không có thì mong cầu cũng chẳng được, giữ cũng giữ không được”, gần đây chúng ta đều đã thấy rõ. Có nhiều người dùng hết cạn tâm tư để được giàu xụ, gom góp tài sản được ức vạn, khi cơn bão kinh tế vừa tới liền xụp đổ, có nhiều người nhảy lầu tự tử, trong mạng không có thì muốn giữ cũng giữ không được. Nếu những người này thông minh giống ông Lý Mộc Nguyên, đem tài sản của mình đi làm việc từ thiện thì sẽ không thể lường được! Họ làm sao thất bại được!
Do đó những đồng tu học Phật, đặc biệt là những đồng tu tại gia, bất luận làm nghề nào, bạn đã học Phật thì phải xây dựng một quan niệm đúng đắn, mình phục vụ cho xã hội, phục vụ cho chúng sanh, bất luận làm nghề gì cũng vì xã hội, vì chúng sanh. Bạn dùng thái độ phục vụ để làm việc, bạn sẽ làm được vô cùng hưng vượng, bạn sẽ có thành tựu thù thắng, sự nghiệp của bạn càng làm càng phát đạt, càng phát đạt thì phải giúp đỡ người khác, càng phải giúp đỡ xã hội. Ðời sống của chính mình thì tiết kiệm là tốt, nhất định sẽ khỏe mạnh, sống lâu, không thể hưởng phước. Nếu mình giàu có, mỗi ngày đều tẩm bổ, sự tẩm bổ như vậy làm cho thân thể của bạn hư hết, thân thể khỏe mạnh thì chẳng cần tẩm bổ, một khi tẩm bổ thì sẽ sanh bịnh, càng tẩm bổ thì bịnh càng nhiều, đến cuối cùng không có thuốc chữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *