Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Đức Phật thường dạy: “những gì bạn đắc được hãy mau mau xả hết, chẳng nên lưu lại. Nếu bạn không ngại thí xả thì càng thí càng đắc lại được nhiều hơn”

[Media] Quán Vô Lượng Thọ Kinh Sớ Sao - Cương Lương Gia Xá - HT Thích Thiền Tâm dịch
Trong Kinh đức Phật có kể cho chúng ta nghe một câu chuyện: Có một người đi ăn xin, đây là một người nghèo hèn đến cùng cực, người ta cho bà 1 xu, đây là số tiền rất ít. Người ăn xin này gặp lúc đức Phật đang đi trì bát, bà nghĩ đến thân thế vô cùng thê thảm của mình, bà biết đây là do trong đời quá khứ bà không có tu phước báo, nên khi nhìn thấy đức Phật đang trì bát bà bèn cung kính đem 1 đồng xu này cúng dường đức Phật. Bảy ngày sau bà chết đi, do vì đã trồng phước này cho nên đời sau bà sanh vào một nhà trưởng giả giàu sang để hưởng phước, sau khi trưởng thành thì bà được tuyển vào cung làm hoàng hậu.
Ở đây chúng ta thấy bà lão ăn xin này chỉ cúng dường đức Phật có 1 đồng xu mà được hưởng phước báo lớn như vậy, đây là điều mà phần đông mọi người không thể tin nổi. Vậy vì sao bà lại có được phước báo lớn như vậy? Đó là do tâm bà phát là tâm chân thành cung kính, cho nên phước là từ chổ này mà sanh ra, chứ chẳng phải từ 1 đồng xu. Nói thật ra thì 1 xu đâu có đáng giá bao nhiêu, vì thế phước báo mà bà có được đều là do nơi tâm bà.
Chúng ta là những người tu học Phật pháp thì cần phải biết rằng Phật pháp vốn là pháp bình đẳng. Chẳng phải nói chỉ có người giàu có thì mới có thể tu bố thí, còn người nghèo hèn thì không thể bố thí, nếu vậy thì người nghèo chẳng phải cứ nghèo hoài sao? Giàu sang cũng không phải đời đời kiếp kiếp đều là giàu sang, lẽ nào lại như vậy. Thường thường thì người nghèo hèn trong đời này thường dễ hành bố thí hơn người giàu sang, nên đến đời sau thì họ trở thành người giàu xụ. Còn người giàu sang do vì bẻn xẻn khó xả, cho nên đến đời sau lại trở thành người nghèo hèn. Hoặc tuy người giàu sang đời này chịu tu bố thí, nhưng sự bố thí này vẫn chưa đạt đến độ viên mãn, cho nên đến đời sau sự giàu sang này sẽ giảm bớt đi. Đạo lý là như vậy, cho nên mới nói thiên đạo công bình.
Đức Thế Tôn trong các Kinh điển thường thường dạy chúng ta về hai chữ “Xả-Đắc”, ý nghĩa của hai chữ “Xả-Đắc” này chính là những gì bạn đắc được thì hãy mau xả hết, chẳng nên lưu lại. Nếu sau khi bạn đắc được mà bạn không chịu thí xả dù chỉ 1 đồng, vậy thì hỏng hết. Hỏng cái gì vậy? Là bạn lại mê trong sự đắc, vậy thì làm sao tránh khỏi bị đọa lạc chứ? Vì thế nếu chúng ta không ngại bố thí, thì càng thí thì càng có lại được nhiều hơn. Nếu như chúng ta có thể làm được bố thí mãi mãi, vậy thì phước báo của chính mình nhất định là hưởng hoài không hết. Nếu phước báo này trong đời này hưởng không hết thì sao? Thì đến đời sau lại tiếp tục hưởng tiếp. Nếu đến đời sau có thể làm được vừa hưởng phước cũng đồng thời vừa tu phước, vậy thì phước báo này sẽ kéo dài thêm ra đến đời thứ ba, đời thứ tư….cho đến khi nào hưởng hết thì mới thôi.
A Di Đà Phật!
_ Tài liệu tham khảo: Pháp ngữ của pháp sư Tịnh Không_

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *