Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Bạn 18 tuổi niệm Phật thì bạn vĩnh viễn là 18 tuổi

Bí quyết niệm Phật nhất tâm - Một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng
Bạn 18 tuổi niệm Phật thì bạn vĩnh viễn là 18 tuổi, bạn 20 tuổi niệm Phật thì bạn vĩnh viễn là 20 tuổi, vậy thì bạn muốn lúc nào mới bắt đầu niệm Phật?
Điều này rất là quan trọng!
“Một khi vô thường đến, mới biết người trong mộng, vạn thứ không mang đi, chỉ có nghiệp theo thân”. Vạn pháp vô thường, chỉ có tu hành niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ thì là chân thật bạn có thể mang theo, ngoài ra không có thứ nào mà bạn có thể mang theo được. Cho nên phải có trí huệ, phải tích đức tu thiện rộng kết thiện duyên, thì chúng ta trong đời này sẽ thật sự hưởng được hạnh phúc tự tại.
Phải có Phước, phải có Huệ, phải có Duyên, phải ghi nhớ 3 chữ này, tự mình phải tu Phước, tu Huệ, còn Duyên cũng phải tự mình đi kết, phải cùng với tất cả chúng sanh rộng kết thiện duyên, còn những người học Phật thì phải kết Pháp Duyên, Pháp Duyên thù thắng là do kết mà có. Nếu không kết Pháp Duyên thì pháp duyên của bạn làm sao thù thắng, cho nên phải biết được kết pháp duyên.
Trong Kinh Lăng Nghiêm nói “đến lúc mạng chung thì tất cả những nghiệp thiện ác đã tạo đều hiện ra hết”, mấy câu này nói rất đúng! Trong kinh nghiệm của chúng ta đã được chứng minh, chúng ta thấy những người lúc sắp chết nghiệp chướng của họ đã hiện ra, họ nhìn thấy những oan thân trái chủ (những oan thân trái chủ này chúng ta không thấy nhưng họ nhìn thấy), họ nói cho chúng ta biết, cùng với trong Kinh Địa Tạng đã nói hoàn toàn tương đồng, ngay lúc này trong một đời tạo thiện ác nghiệp đều hiện ra. Nếu tâm thiện của họ hành thiện thì họ thấy được cảnh giới tốt, nếu một đời tạo tác ác nghiệp thì ngay trong lúc này những oan thân trái chủ hiện đến dẫn họ đi mất. Trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện cũng có một đoạn kinh văn cùng với ý nghĩa này cũng rất là tương đồng, đoạn kinh văn này cũng rất tường tận. “Thị nhân chung thời”, tức là người thế gian thông thường lúc sắp mạng chung. “Nhất thiết chư căn, tất giai tán hoại”, tức là nói thân thể tứ đại phân tán thần thức lìa khỏi thân thể, chúng ta gọi là người đã chết để lại cái thi thể này, thời gian tồn tại của thi thể rất ngắn tạm được vài ngày thì sình thúi rồi hư hoại, tức là rã rời tan nát. “Nhất thiết thân thuộc, tất giai xả ly”, nghĩa là những người mà bạn ưa thích thích nhất, gia đình thân nhân quyến thuộc đều lìa bỏ không có một người nào đi theo bạn. “Nhất thiết uy thế, tất giai thoái thất”, tức là lúc bạn còn sanh tiền bất luận bạn làm quan lớn như thế nào, có quyền thế rất lớn nhưng trong lúc này thì không còn nữa, bạn cũng không thể mang theo, quyền uy của bạn đều không thể mang theo. “Tượng mã sa thừa”, tức là những hưởng thụ về vật chất, như ngày nay chúng ta gọi là nhà cao cửa rộng, xe hơi sang trọng, tất cả bạn đều phải lìa bỏ nó không có một thứ nào là của bạn. “Trân bảo phục tàng”, tức là suốt cả một đời bạn đã gom góp những thứ trân bảo vàng bạc châu báu bạn cũng không thể mang theo, phải giác ngộ. “Vô phục tương tùy”, tức là không có một thứ gì là của mình cả, ngay cả cái thân này cũng là thân tứ đại (do đất, nước, gió, lửa, hợp lại thành) là tạm bợ, không phải là ta. Người giác ngộ rồi, thì dùng thân tứ đại tạm bợ này tinh tấn tu hành, niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, quyết trong một đời cuối cùng này chấm dứt hết khổ đau sanh tử luân hồi, cầu nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chóng thành Phật đạo rồi trở về cứu khổ chúng sanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *