Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Ác nghiệp không ngừng bành trướng

Quả báo của ăn mặc hở hang gây ý niệm tà dâm cho người khác
Ác, trong xã hội hiện tại của chúng ta ngày nay, bất luận là người trong nước hay người nước ngoài, hỗn loạn chưa từng có tiền lệ trong lịch sử thế giới, trật tự toàn thế giới đều bị loạn, tai biến bất thường. Toàn thể trên địa cầu đủ các tai nạn, cũng là nhưng tai nạn chưa từng có trong lịch sử. Điều này chúng ta đều gặp rồi. Nguyên nhân là gì? Trong kinh nói hoàn toàn tương ưng với điều này. Chúng sanh cư trú trên trái đất này, tạo các loại ác nghiệp, không biết ngăn lại, ác nghiệp này, tạo ác, chúng ta bình tĩnh quan sát, nó không ngừng bành trướng. Chỉ có tăng lên, không có xu hướng chậm lại, lòng người hướng ác, coi việc ác là thiện, coi việc thiện là ác, chính là thiện ác điên đảo rồi. Coi nhân nghĩa đạo đức là những thứ của quá khứ. Đây là những thứ của thời đại chuyên chế, có hại cho con người, nên đào thải nó một cách sạch sẽ. Không đề xướng trung hiếu, không đề xướng nhân nghĩa. Người Trung Quốc coi những thứ của lão tổ tông không chỉ xem nhẹ, mà hiện tại còn bài xích, mê muội tôn sùng phương tây, vì phương tây đều là đúng, người phương tây nói theo chủ nghĩa cá nhân, cũng chính là tự tư tự lợi. Bởi tự tư tự lợi là chính xác, vì lợi ích bản thân, cha mẹ đều có thể giết, huynh đệ đều có thể giết, còn gì có thể không giết được sao? Cho nên sát đạo dâm vọng, như vậy xem ra không còn cách gì ngăn cấm được. Pháp luật cũng chẳng ích gì. Cho nên đối với những thứ này không có lòng tin. Người niệm Phật chỉ có đi trên con đường tiêu cực. Đó chính là nói người nghiêm túc cầu sanh Tịnh Độ. Chúng ta nghĩ xem, ngoài con đường này ra, còn có phương pháp nào để đấu tranh với con người? Ngày nay người ta cho rằng đấu tranh là điều nên làm, đấu tranh là anh hùng. Nhất định phải chiến thắng đối phương, bản thân mới có thể đạt được thắng lợi. Chúng ta hiểu rõ đấu tranh là cả hai đều thiệt, hơn nữa tạo ác nghiệp nhất định đọa vào ba đường ác. Ba đường đi vào thì dễ, đi ra thì khó. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này. Chúng ta tin rằng Thế Giới Tây Phương Cực Lạc là thật, nơi đó xã hội an lành không có đấu tranh. Người không thích đấu tranh, đích thực có thể di dân đến bên đó. Cho nên nơi này người khác tranh, chúng ta nhường, chúng ta nhường đến cùng. Đây là Phật Bồ Tát dạy cho chúng ta. Quan trọng nhất là chúng ta đối với Phật Bồ Tát có lòng tin. Trong xã hội hiện nay, chúng ta làm một tấm gương tốt, không đấu tranh với người, không cầu mong ở đời, bất luận người khác thấy như thế nào, nói như thế nào, chúng ta kiên định con đường của mình, kiên định mục tiêu của mình, vậy là đúng rồi. Cho nên chúng ta nhất định phải chăm chỉ, nghe theo lời giáo huấn trong kinh điển.
Nguồn ác là tham, sân, si, mạn, nghi. Bởi vì năm loại ác nghiệp, những tai nạn nó cảm ứng đến đều hiện tiền. Chúng ta đều thấy được rồi. Tai nạn mà tham lam chiêu cảm là thủy tai, trên thân thể nói là bốn đại không điều hòa. Đây là bệnh ẩm thấp. Thứ sân nhuế cảm nhiễm đến gọi là hỏa đại, trong môi trường thì núi lửa phun trào. Hiện tại nhiệt độ trên địa cầu bất thường, nhiệt độ cao lên, hiện tượng này có liên quan đến sân nhuế. Ngu si là phong tai, ngạo mạn là động đất. Hoài nghi đối ứng trên thân thể, là công năng miễn dịch bị mất đi. Thân thể yếu đuối dễ dàng lây nhiễm bệnh tật. Ứng đối ở bên ngoài núi sông đất đai bị mềm ra, cho nên đất đai sẽ sụt xuống, núi cao sẽ đổ xuống. Đây đều là những việc trước đây chưa từng có. Hiện tại đều xảy ra rồi, xuất hiện trước mắt chúng ta. Những báo này trong Phật Pháp nói là hoa báo. Quả báo thì sao? ở tam đồ, ngã quỷ, địa ngục, súc sanh. Ở đây Phật hướng dẫn chúng ta, những lời Ngài nói ba ngàn năm trước, nói cho ai nghe? Nói cho người hiện tại chúng ta nghe, đặc biệt là bản kinh này. Từ phẩm 32 đến phẩm 37, chúng ta chọn ra làm thời công phu tối. Trong đó toàn là giảng nhân quả nghiệp báo. Ác nghiệp không thể không rời, tạo tác trên sự chính là sát đạo dâm vọng. Sát, người học Phật chúng ta biết sẽ không sát sanh. Nhưng có tập khí sát sanh. Chúng ta ghét một người, oán hận một người, đều là thuộc về nghiệp sát, chỉ là duyên không thành thục, nếu như lúc có duyên, thì rất có khả năng phạm sát giới. Đối với tiểu động vật thì càng không cần nói, muỗi mòng, trùng kiến cũng là một mạng sống, nó cũng là một loại chúng sanh, bởi vì nó tâm hành bất thiện, đọa lạc vào đường súc sanh, trở thành thân như thế. Quả báo của nó trả xong rồi, nó vẫn trở lại nhân gian, cũng có thể đời trước nó vẫn có thiện căn, có thiện căn vì sao đọa đường ác? Điều này trong kinh Phật nói rất rõ ràng, lúc lâm chung tập nghiệp này mạnh, nó dẫn trước, nói chủng tử, A lại da chứa đựng chủng tử, mỗi người mười pháp giới đều có. Nói cách khác, trong A lại da của quí vị có chủng tử Phật, có chủng tử Bồ Tát, cũng có chủng tử địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh tất cả đều có!
Vô lượng kiếp đến nay, đời đời kiếp kiếp chủng tử tập nghiệp chúng ta gây tạo, A lại da như nhà kho, giống như phòng tư liệu vậy, tất cả đều đầy đủ. Cái nào chịu quả báo trước? thứ nào lực lượng mạnh gặp được duyên thì nó thọ báo trước. Mạnh yếu đều do nơi ý niệm, ý niệm tham mạnh, đầu tiên quí vị sẽ đến cõi ngạ quỷ. Ngu si mạnh họ liền đến cõi súc sanh. Sân hận mạnh họ sẽ đến cõi địa ngục. Lực lượng nào mạnh họ liền thọ báo. Điều này và khởi tâm động niệm của chúng ta có liên hệ mật thiết. Chúng ta hiểu đạo lý này rồi, chúng ta có thể làm cho hạt giống bồ đề của chúng ta mạnh lên được không? Quí vị nói xem chúng ta và Thế giới Cực Lạc có duyên không? Không có duyên với Thế giới Cực Lạc, đời này gặp được Tịnh Độ sẽ không tin tưởng. Gặp được Tịnh Độ tin tưởng, chịu học tập kinh giáo, lại chịu niệm Phật, chứng tỏ trong đời quá khứ chắc chắn quí vị không phải chỉ một đời, mà rất nhiều đời đều là người niệm Phật. Vì sao chưa vãng sanh? Lúc lâm chung bị nghiệp lực dẫn trở lại, sự việc này không khó hiểu, chúng ta suy nghĩ cẩn thận, nếu như chúng ta lúc lâm chung, chúng ta đến cõi nào, nói thật tình, bình tĩnh để quan sát bản thân sẽ rất rõ ràng. Không cần phải hỏi người khác, hiểu được đạo lý này rồi, quí vị liền hiểu được đoạn ác tu thiện quan trọng biết bao!
Tu thiện, thiện là gì? Niệm Phật là thiện. Nhất định phải hiểu rõ đạo lý này. Niệm Phật có thể vãng sanh Tịnh Độ thân cận Phật A Di Đà. Đây là thiện của các điều thiện, không có thiện nào hơn thiện này. Nguồn ác là khởi tâm động niệm, đây là căn nguyên. Cổ đức nói rất hay, “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”, ý niệm. Một niệm thiện là gốc của ba đường thiện, một niệm ác là gốc của ba đường ác, rất đáng sợ! Vì sao vậy? không ra khỏi sáu nẻo. Đời đời kiếp kiếp nhất định vẫn là làm việc luân hồi. Vậy là khổ quá, không muốn tiếp tục làm nữa, tâm xuất ly liền sanh khởi rồi. Tức là tâm muốn xa lìa sáu nẻo. Ý niệm này tốt. Vậy chúng ta phải chăm chỉ niệm Phật, mọi thời mọi lúc, ý niệm vừa sanh khởi đều là A Di Đà Phật. Ngoài A Di Đà Phật ra không có tạp niệm, đây gọi là công phu thành phiến. Người thông thường thực sự muốn niệm Phật, niệm đến công phu thành phiến, một hai năm chắc chắn có thể làm được, nhất tâm bất loạn thì không hi vọng lắm. Công phu thành phiến có thể làm được, chỉ cần công phu thành phiến thì vãng sanh là điều chắc chắn, lúc lâm chung không cần người khác trợ niệm, không cần người khác giúp đỡ. Những ví dụ này rất nhiều, chúng ta cũng đã thấy rồi. Nghe được, nghe nói thì càng nhiều hơn. Những người vãng sanh kia, đều đã chứng minh cho chúng ta, những sự việc này là thật, không phải là giả. Thế giới Cực Lạc đích thực là có thể đến được. Vì sao chúng ta không làm? Thế Tôn ở trong kinh này giảng rất rõ ràng, rất thấu đáo. Hội Sớ nói rằng Phật tất đoạn tận, Chư Phật Như Lai họ đoạn tận được rồi. Y theo đại sư Thiên Thai nói, trong “lục tức Phật” phần chứng tức Phật đã đoạn được rồi. Phần chứng tức Phật trong viên giáo là Sơ trú trở lên đến Đẳng giác, bốn mươi mốt địa vị này Kinh Hoa Nghiêm gọi đó là pháp thân đại sĩ. Họ thoát ly mười pháp giới. Thoát ly mười pháp giới vãng sanh Tịnh Độ chính là sanh vào Cõi Thật báo trang nghiêm. Họ không gọi là đới nghiệp vãng sanh, nghiệp chướng của họ tiêu trừ sạch sẽ rồi.
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 516
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Liên Hải
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 26.07.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hong Kong
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *