Những lời cảnh sách khai thị của chư tổ để mở mang trí huệ cho hàng Phật Tử, những lời cảnh sách không những chỉ nhắc nhở những người sơ cơ mới học Phật mà ngay cả với những người thâm niện tu tập nhiều năm đi nữa thì sự nhắc nhở, tinh thần cảnh sách lúc nào cũng quan trọng, bởi vì người tu học nếu không được thường xuyên nhắc nhở thì sẽ khó mà thúc liễm thân tâm
Lời Khai Thị của Chư Tổ
Mục lục
1. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Tuyết Hư.
Đại Sư dạy:
Trong các bản Kinh Tịnh Độ có viết: Chí tâm niệm Phật một câu, tiêu trừ được trọng tội trong 80 ức kiếp sanh tử. Chí tâm là lúc niệm Phật trước hết phải dọn tâm cho thật sạch sẽ, rỗng rang thì ngay khi ấy, một câu Phật hiệu thông trên suốt dưới, không còn gì khác cả. Niệm chí tâm như thế mới mong đạt được nhất tâm bất loạn. Nhưng làm thế nào để được nhất tâm?
Xin đáp: Tội từ tâm khởi tùng tâm sám. Do còn tội nghiệp nên tâm khởi phiền não. Lúc tâm khởi phiền não thì sẽ tạo tội nghiệp. Ngay lúc ấy phải sám hối cho nó liền tiêu mất. Tâm đã diệt rồi tội cũng không. Do còn tội nghiệp nên chẳng thể chí tâm. Tội nghiệp nếu đã diệt trừ thì tự nhiên ắt sẽ được chí tâm; bởi thế mới nói: Tội diệt, tâm mất, thảy đều không, thế mới gọi là chân sám hối. Niệm Phật như thế thì đạt được chí tâm, diệt được trọng tội, dù trời long đất lở cũng chẳng nao núng suy suyển gì. Vậy có bài kệ rằng:
Tâm nhất phân minh đoạn hoặc thì
Vãng sanh chứng quả thượng hà nghi
Tuy nhiên thường thuyết hoặc nan đoạn
Sám hối huyền môn tích bất tri!
có nghĩa là:
Tâm đã phân minh đoạn hoặc rồi
Vãng sanh chứng quả há nào sai
Tuy thường nói Hoặc Mê khó diệt
Pháp môn Sám Hối ít ai hay!
Nếu niệm Phật đến chỗ nhất tâm bất loạn thì chính đó là lúc diệt được mê hoặc rồi vậy. Như vậy chắc chắn được vãng sanh, vãng sanh rồi ắt mau chứng được Phật quả. Thế thì pháp môn sám hối đích thực là một huyền môn, vô cùng mầu nhiệm giúp hành nhân chúng ta sớm tiêu trừ được nghiệp chướng. Niệm Phật mà biết phối hợp với pháp môn sám hối này thì sẽ thành tựu được dễ dàng vậy. Tiếc thay người đời nay ít có ai biết rõ được!
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sinh, đồng sanh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật quả, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sinh.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
2. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Ấn Quang.
Đại Sư dạy:
Đức Phật ra đời với nhân duyên mở bày chân tánh, khiến cho chúng sanh thoát vòng mê khổ, ngộ vào bản thể sáng suốt an vui. Bao nhiêu pháp môn, tất cả nghĩa lý nhiệm mầu trong một đời giáo hóa của Đức Bổn Sư, đều không ngoài mục đích ấy. Nhưng muốn tìm một lối thẳng tắt để mau thoát khỏi đường sanh tử, một pháp môn hợp lý, hợp cơ cho cho chúng sanh giữa thời buổi này, chỉ có pháp môn Tịnh Độ. Tại sao thế?Vì trong đời mạt pháp, người tu hành bị nhiều chướng duyên làm thoái chuyển. Ngẫm nhìn về thân phận con người thì phần sắc thân hay đau yếu, mạng sống ngắn ngủi, phần tâm tánh thì nghiệp báo sâu nặng, trí huệ tối mờ, không hiểu rõ về lý Nhân Quả, Nhân Duyên. Xét về cảnh bên ngoài thì phần đời thường xảy ra biết bao nhiêu là tai ương hỏa hoạn lũ lụt, phần đạo lại ít gặp được bậc thiện tri thức hay người chứng đạo dắt dẫn, vì thế dễ bị lung lay bởi những kẻ tu hành giả dối đưa đến mê tín dị đoan, tà giáo ngoại đạo. Cho nên trong Kinh Đại Tập, Đức Như Lai huyền ký lại rằng: Đời mạt pháp, ức ức triệu triệu người tu hành song khó được một kẻ ngộ đạo, chúng sanh chỉ nên nương nơi pháp môn niệm Phật mà thoát khỏi luân hồi.
Kinh Thập Lục Quán có ghi chép lại rằng: Muốn sanh vềCực lạc, cần phải tu ba thứ phước:
a. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ Sư Trưởng, tâm từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành,
b. Thọ trì tam qui, giữ trọn các giới đã lãnh thọ, đừng phạm oai nghi,
c. Phát lòng bồ đề, tin sâu lý Nhân Quả, đọc tụng kinh đại thừa, khuyến tấn người tu hành.
Ba điều trên đây gọi là tịnh nghiệp.
Theo kinh Vô Lượng Thọ, trong số 48 đại nguyện của Đức A Di Đà, có mấy điều thiết yếu sau đây:
Nguyện thứ 18: Khi Ta thành Phật, chúng sanh trong mười phương hết lòng tin ưa muốn sanh về nước của Ta, xưng danh hiệu Ta cho đến 10 niệm, nếu không được vãng sanh, Ta thề không thành chánh giác.
Nguyện thứ 19:Khi Ta thành Phật, chúng sanh trong 10 phương phát lòng Bồ Đề, tu các công đức, chí tâm phát nguyện cầu sanh về nước Ta, đến lúc lâm chung, nếu Ta không cùng Thánh chúng hiện ra ở trước mặt người ấy, Ta thề không thành chánh giác.
Nguyện thứ 21: Khi Ta thành Phật, hàng nhân thiên trong nước Ta thảy đều đủ 32 tướng đại nhân, nếu chẳng được như thế, Ta thề không thành chánh giác.
Nguyện thứ 27: Khi thành Phật, từ hàng nhân thiên cho đến tất cả muôn vật trong nước Ta, hình sắc đều tốt đẹp,nghiêm sạch sáng rỡ, vi diệu cùng cực, không thể tính kể. Nếu những chúng sanh chứng được thiên nhãn mà có thể biện thuyết rõ ràng được sanh số, Ta thề không thành chánh giác.
Nguyện thứ 32: Khi Tathành Phật, từ cõi đất lên đến hư không, những cung điện lầu quán, ao nước cây hoa, tất cả vạn vật đều do vô lượng tạp bảo, trăm ngàn thứ hương hoa hiệp lại tạo thành, nghiêm đẹp kỳ diệu, hơn các thiên cung. Mùi hương trong nước Ta lan tỏa khắp 10 phương thế giới, các Bồ Tát tiếp xúc được hương ấy đều tu Phật hạnh. Nếu chẳng được như thế, Ta thề không thành chánh giác.
Nguyện thứ 39: Khi Ta thành Phật, hàng nhân thiên trong nước Ta đều hưởng sự an vui như bậc Lậu Tận Tỳ Khưu. Nếu chẳng được như thế, Ta thề không thành chánh giác.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sinh, đồng sanh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật quả, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sinh.
Nam mô A Di Đà Phật
3. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Triệt Ngộ.
Đại Sư dạy:
Thật vì sanh tử, phát lòng Bồ Đề, dùng tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật. Mười sáu chữ này là cương tông giềng mối của pháp môn niệm Phật. Nếu không phát lòng chơn thật thiết tha vì nỗi khổ sanh tử thì tất cả lời khai thị đều là phù phiếm. Bởi vì tất cả sự khổ trong đời này không gì hơn là việc sanh tử, chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay, sống chết, chết sống, ra khỏi bào thai này lại chui vào một bào thai khác, bỏ lớp da này lại mang một lớp da khác, khổ não đã quá nhiều không kham nổi, huống chi tự mình chưa thoát luân hồi, làm sao tránh khỏi đọa lạc?Than ôi, khi một niệm sai lầm liền rơi vào ba đường ác là địa ngục ngạ quỉ súc sanh, dễ tới mà khó lui chân, chịu đọa đày khổ đau kiếp kiếp! Cho nên đại chúng phải hết sức lo sợ mà nghĩ đến vấn đề sanh tử như chịu tang cha mẹ, như cứu lửa đốt trên đầu mà gắng công chuyên tinh tu tập;ta đã khổ vì sự sống chết mà cầu thoát ly nên phát lòng từ bi liên tưởng đến tất cả muôn loài cũng đau khổ như vậy. Chúng sanh cùng ta đồng một bản thể, là cha mẹ của ta trong nhiều kiếp, là chư Phật đời vị lai, nếu chẳng phát tâm cứu độ, chỉ cầu giải thoát riêng mình thì đối với tình có chỗ chưa an, đối với lý có điều sơ sót. Huống chi chẳng phát đại tâm thì ngoài không thể cảm thông với Phật, trong không thể khế hợp với tánh chân, trên không thể tròn quả Bồ Đề, dưới không thể độ khắp muôn loài. Như thế làm sao báo đền ân nhân nhiều kiếp, làm sao giải thích oan gia nhiều đời, làm sao thành tựu căn lành đã gieo trồng từ xưa, làm sao sám trừ tội nghiệp oan khiên đã tạo ra về trước?Và như thế thì tu hành chỗ nào cũng gặp chướng duyên, dù có thành tựu cũng là quả vị thấp, cho nên phải xưng tánh phát lòng Bồ Đề vậy.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật quả, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật.
4. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Triệu Lưu:
Đại Sư dạy:
Phép trì danh qúi ở một lòng không loạn, không xen tạp, chẳng phải niệm mau niệm nhiều là hơn. Chỉ nên nhất tâm trì niệm niệm nối nhau, không mau không chậm, khiến cho danh hiệu Phật rành rẽ rõ ràng nơi tâm. Khi ăn cơm mặc áo, đi đứng nằm ngồi, giữ một câu hồng danh nối liền chẳng dứt, cũng như hơi thở, không tán loạn cũng không hôn trầm. Trì danh như thế có thể gọi là một lòng tinh tấn trên phận sự vậy. Người tu tịnh nghiệp đời nay, trọn ngày niệm Phật, sám hối, phát nguyện, mà cõi Tây Phương Cực Lạc vẫn còn cách xa, sự vãng sanh không bảo đảm ra sao?Aáy cũng bởi bề ngoài tuy lễ niệm, phát nguyện, mà trong tâm dây tình còn buộc chặt, gốc ái còn bám sâu đó vậy!Vậy phải xem sự tình ái ở cõi Sa Bà là vô thường, giả dối, đồng như nhai sáp, dù ở trong cảnh hoãn, gấp, động hay tịnh, vu khổ lo mừng, cũng phải giữ chắc một câu niệm Phật như dựa vào núi Tu Di, tất cả cảnh duyên đều không thể làm lay động. Nếu lúc nào tự cảm thấy mỏi mệt, biếng trễ, nghiệp hoặc hiện lên, phải một lòng phấn khởi mà niệm như thanh trường kiếm chống trời, khiến cho quân ma phiền não trốn mất không còn, như lửa đỏ ở lò hồng đốt tan tình thức từ vô thủy. Người nào giữ được như thế, tuy hiện đang ở cõi ngũ trược mà toàn thân đã ngồi nơi thế giới hoa sen, đợi chi Phật Di Đà đưa tay, đức Quán Aâm dìu dắt, mới tin là mình vãng sanh hay sao?
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
5. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Đạo Phái:
Đại Sư dạy:
Khi niệm Phật, nơi tâm thường không rời hai chữ Tin, Nhớ nơi miệng không rời hai chữ xưng, kính. Bởi muốn sanh về Tịnh Độ cần phải có lòng tin, ngàn người tin thì ngàn người sanh, muôn người tin thì muôn người về. Nếu tâm thường tin nhớ Phật, miệng thường xưng niệm Phật một cách thiết tha, cung kính, chắc chắn Phật sẽ cứu độ hết. Như thế mới gọi là tin sâu. Khi niệm Phật, cần phải mỗi chữ rõ ràng, mỗi câu nối nhau, bởi không rõ ràng tức là hôn trầm, không nối nhau tức là tán loạn. Hành trì như thế, một câu niệm Phật thường rành rõi nơi tâm, lâu ngày tự nhiên thành tựu pháp Niệm Phật Tam Muội.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
6. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Tĩnh Am:
Đại Sư dạy:
Một chữ nguyện bao gồm cả tín và hạnh. Tín là tin: tự, tha, nhân, quả, sự, lý, không hư dối. Tín tự là gì?Nghĩa là tin tất cả do tâm tạo, mình niệm Phật sẽ được tiếp dẫn. Tín tha là gì?Nghĩa là tin Đức Phật Thích Ca không bao giờ nói dối, Phật A Di Đà không nguyện suông. Tín nhân là gì? Nghĩa là tin niệm Phật là nhân vãng sanh giải thoát. Tín quả là gì?Nghĩa là tin sự vãng sanh thành Phật là kết quả của công phu niệm Phật. Tín sự là gì?Nghĩa là tin cảnh giới Tây Phương, tất cả sự tướng đều có thật. Tín lý là gì?Nghĩa lý tánh duy tâm bao trùm cảnh giới Phật. Mỗi điều trên đây đều xác thật nên gọi là không hư dối. Hạnh là chuyên trì danh hiệu Phật không xen tạp, không tán loạn. Nguyện là mỗi tâm ưa thích, mỗi niệm mong cầu. Trong ba điều kiện này, người tu tịnh nghiệp cần phải đủ, không thể thiếu một mà nguyện là điểm thiết yếu.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
7. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Hám Sơn:
Đại Sư dạy:
Điều cần yếu nhất trong sự tu hành là tâm tha thiết về việc luân hồi sanh tử. Tâm sanh tử không thiết tha, làm sao dám gọi là niệm Phật thành một khối?Nếu người thật vì sự luân hồi mà tha thiết thì mỗi niệm như cứu lửa cháy đầu, chỉ e mất thân người, muôn kiếp khó được. Lúc ấy quyết giữ chắc câu niệm Phật, quyết đánh lui vọng tưởng, trong tất cả thời tất cả chỗ, hiệu Phật thường hiện tiền, không bị vọng tình ngăn che lôi kéo. Dùng công phu khẩn thiết như thế, lâu ngày niệm sẽ thuần thục, tâm được tương ưng, tuy không khởi tâm ham cầu mà niệm lực tự nhiên sẽ kết thành một khối.
Ngày đêm sáu thời, chỉ đem một câu niệm Phật trấn định nơi lòng, mỗi niệm không quên, mỗi tâm không u ám. Khi ấy gác bỏ tất cả niệm đời, xem câu niệm Phật dường như tánh mạng của mình, cắn răng giữ chặt, quyết không buông bỏ. Cho đến lúc đi đứng ngồi nằm, uống ăn làm việc, câu niệm Phật đây vẫn thường hiển hiện. Nếu gặp cảnh duyên phiền não, tâm không được yên, chỉ nên chuyên niệm Phật, phiền não liền tự tan mất. Bởi phiền não là cội gốc luân hồi, niệm Phật là thuyền vượt qua biển khổ sanh tử, muốn thoát sanh tử chỉ đem câu niệm Phật phá tan phiền não, đó là phương pháp đơn giản mà rất hiệu nghiệm vậy.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
8. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Ngẫu Ích:
Đại Sư dạy:
Pháp môn niệm Phật không gì kỳ lạ, chỉ tin sâu, nguyện thiết, gắng sức thật hành mà thôi. Điều cần yếu là tin cho thấu đáo, giữ cho bền lâu, một lòng chuyên niệm, mỗi ngày đêm hoặc mười muôn, ba muôn, hay năm muôn câu, lấy số quyết định không thiếu làm lệ. Hành trì như thế trọn một đời, thề không thay đổi, nếu không vãng sanh thì chư Phật ba đời thành ra đã nói dối vậy. Khi được vãng sanh, tất không còn bị thoái chuyển, bao nhiêu pháp môn đều được hiện tiền. Rất tối kỵ là tâm không thường hằng, hôm nay thế này, ngày mai thế khác, thấy ai nói pháp chi huyền diệu liền xu hướng chạy theo, thì không môn nào thuần thục được cả. Đâu biết nếu một câu A Di Đà Phật niệm được thuần thục, thì ba tạng mười hai phần Kinh, những giáo lý rút gọn đều ở trong đó; một ngàn bảy trăm công án, đường lối hướng thượng đều ở trong đó; ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, ba tụ tịnh giới cũng ở trong đó.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
9. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Ngộ Khai:
Đại Sư dạy:
Mở mắt niệm Phật, tâm dễ tán động, nên nhắm mắt mà niệm. Trước khi niệm Phật phải ngồi yên giây phút, buông bỏ tất cả, để lòng rỗng không, rồi từ từ tuyên danh hiệu Phật, vừa niệm vừa nghe, vừa nghe vừa niệm, mật niệm nối nhau, hành trì lâu, tâm phát ra, mỗi câu tha thiết nhớ mong Tịnh Độ. Có phương pháp hệ niệm là khi không niệm Phật, đem tâm niệm mình buộc để trên thân đức A Di Đà Phật. Làm như thế, tâm được thanh tịnh, không lay động, chính là chỗ dụng công đắc lực.
Có người thắc mắc liền thưa hỏi: Tạp niệm từ đâu mà sanh ra?
Đại Sư đáp: Tâm ta chỉ có một niệm, niệm Phật tức là chánh niệm mà cũng là tạp niệm. Chỉ vì ta niệm Phật chưa tinh chuyên nên tạp niệm kia còn vơ vẩn, thế thôi.
Lại thưa hỏi tiếp: Làm sao trừ được tạp niệm kia?
Đại Sư đáp: Không cần phải cố công diệt trừ, chỉ đem tâm niệm hoàn toàn để trên hiệu Phật, tạp niệm vẩn vơ kia liền biến mất.
Lại thưa hỏi tiếp: Nhưng nếu tinh thần sức lực yếu kém, công phu chưa đủ, không thể khiến cho vọng niệm kia tiêu mất, thì phải làm sao?
Đại Sư đáp: Người đạo đức chưa thuần nên tán loạn nhiều, phải cố thâu nhiếp sáu căn lần lần sẽ được thanh tịnh. Nếu chưa làm được như thế thì mở mắt nhìn chăm chú tượng Phật mà niệm, tạp tưởng vọng niệm sẽ tiêu.
Lại thưa hỏi tiếp: Phương pháp ấy cũng hay nhưng sợ e lần hồi mỏi mệt, tạp niệm lại nổi lên thì làm sao?Đại Sư đáp: Trong tâm mờ tối nên bị ngoại cảnh lôi kéo, niệm Phật không đắc lực, thậm chí vọng niệm dày dặc không tan. Nhưng đừng vội vàng nóng nảy, phải lóng thần định tâm tư, niệm chậm rãi tôn hiệu Phật, xuất ra từ nơi tâm, phát thành tiếng nơi miệng, tai nghe, cứ tuần hoàn như thế, tạp niệm sẽ dứt.
Lại thưa hỏi tiếp: Phương pháp này rất hay nhưng chỉ e người căn tánh quá tối không làm được, thì phải làm thế nào?
Đại Sư đáp: Nên đem 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật mà niệm. Khi niệm cần phải nghĩ nhớ rành rẽ tiếng thứ nhất là Nam, tiếng thứ nhì là Mô, như thế đủ đến 6 chữ, liên hoàn không dứt thì vọng niệm không còn chỗ xuất sanh.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
10. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Diệu Không:
Đại Sư dạy:
Bịnh là cái bước đến sự chết, chết là cửa ải đưa đến cảnh tịnh uế thánh phàm. Trong khi bịnh phải tưởng là mình sắp chết, chuyên niệm danh hiệu Phật,quyết đợi lúc mạng chung, như thế sẽ có ánh sáng quang minh tiếp dẫn mà toại bổn nguyện vãng sanh của mình. Nếu trong lúc ấy tạm dừng lại câu niệm Phật, thì tâm luyến ái, buồn rầu, sợ hãi, tất cả tạp niệm đều hiện ra, như thế làm sao vượt qua nẻo sanh tử?Thế nên lúc bịnh nguy phải ghi nhớ 4 chữ A Di Đà Phật nơi tâm chớ quên, và những người xung quanh cũng phải niệm 4 chữ ấy để thường thường nhắc nhở người bệnh. Nên biết trăm kiếp ngàn đời, siêu thoát hay đọa lạc, đều hoàn toàn do một niệm làm chủ. Tại sao thế?Vì 6 nẻo luân hồi đều do một niệm làm chủ. Nếu một niệm chuyên chú nơi Phật thì hình tuy hoại mà thần không hoại, liền nương theo đó mà vãng sanh. Hỡi người tu tịnh nghiệp!Nên nhớ kỹ bốn chữ A Di Đà Phật nơi lòng đừng quên.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật quả, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
11. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Ấn Quang.
Đại Sư dạy:
Pháp môn Tịnh Độ do Phật Thích Ca, Di Đà kiến lập, Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền chỉ qui, đức Mã Minh, Long Thọ hoằng dương, và chư Tổ: Huệ Viễn, Thiên Thai, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích xướng đạo để khuyên khắp thánh, phàm, ngu, trí, đồng tu hành vậy. Đã tu tịnh nghiệp, phải giữ luân thường, làm hết bổn phận, dứt bỏ niệm tà, gìn lòng thành kính, trừ các điều ác, vâng làm những hạnh lành, đừng giết hại, cố gắng ăn chay, thương tiếc hộ trì mạng sống loài vật, tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Bên trong phải vì ông bà, cha mẹ, anh em, chị em; bên ngoài vì thân thích, bạn bè, xóm giềng, làng nước, đem Pháp môn Tịnh Độ này mà phụng khuyến, chẳng luận người có tin cùng thực hành hay không, chỉ hết sức mình khiến cho mọi người đều biết pháp mầu nhiệm này mà thôi. Người niệm Phật, nếu tấm lòng tha thiết chân thật, tự có thể nhờ tự lực của Phật, khiến cho khỏi tai nạn đao binh nước lửa. Dù có bị túc nghiệp sâu dày hoặc trường hợp chuyển qủa nặng địa ngục thành ra qủa báo nhẹ đời nay mà ngẫu nhiên bị tai nạn ấy, nếu lúc bình nhật có lòng tin nguyện chân thiết, quyết định lúc bấy giờ sẽ được Phật tiếp dẫn.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật quả, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.
12. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Hoằng Nhất.
Đại Sư dạy:
Trong kinh sách cổ xưa có chép: Ta thấy người khác chết, trong lòng luống xót xa; chẳng phải chỉ xót xa kẻ mất mà xót thương thân mình, vì sẽ đến phiên ta rồi cũng trở về cát bụi. Vậy việc lớn lao nhất của đời người, có phải là thoát vòng sanh tử đó không; đâu có thể nào tạm quên đi trong giây phút?
Khi bịnh nặng, phải buông bỏ tất cả việc nhà cho đến thân tâm của mình, chuyên nhất niệm Phật, một lòng mong cầu vãng sanh Tây Phương. Làm như thế, nếu thọ mạng đã hết, quyết định được vãng sanh. Như thọ mạng chưa dứt, tuy cầu vãng sanh mà trở lại mau lành bịnh, do vì lòng mình chuyên thành, nên có thể diệt trừ được nghiệp ác đời trước. Trái lại, nếu chẳng buông bỏ muôn duyên để siêng năng nhất tâm niệm Phật, thì dù cho thọ mạng đã hết, cũng khó được vãng sanh, vì mình chỉ mong cầu lành bịnh chớ không cầu vãng sanh, nên không do đâu mà về được Cực Lạc. Còn nếu như thọ mạng đã dứt, chẳng những bịnh không được mau thuyên giảm mà trái lại càng tăng thêm vì mình chỉ mong cầu lành bịnh nên trong lòng nảy sinh lo lắng sợ hãi nóng nảy vậy.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
13. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Ngẫu Ích.
Đại Sư dạy:
Muốn được cảnh giới Nhất tâm, một lòng không loạn, cũng chẳng có phương chước gì lạ cả, lúc mới dụng công, cần phải lần chuỗi ghi số, mỗi ngày đêm định khóa là bao nhiêu câu, đừng cho thiếu sót. Giữ đúng như thế, lâu ngày niệm lực sẽ thuần thục, thành ra cảnh giới không niệm mà tự niệm, chừng ấy ghi sổ hay không cũng được. Nếu lúc ban sơ muốn vội nói lời cao siêu, muốn không chấp trước vào tướng, muốn học viên dung tự tại thì niệm lực khó thành. Như thế là tin không sâu, hành trì không hết sức, dù cho có tài giảng nói được mười hai phần giáo, hiểu được một ngàn bảy trăm công án, đều là việc bên bờ sống chết luân hồi, khi lâm chung quyết định không dùng được. Niệm Phật có sự trì lý trì. Sự trì là tin có Phật A Di Đà ở phương Tây, mà chưa hiểu lý rằng tâm này là Phật, chỉ quyết chí cầu sanh, niệm Phật như con nhớ me, không lúc nào tạm quên. Lý trì là tin Phật A Di Đà ở phươngTây là tâm mìnhsẵn có đủ, là tâm mình tạo ra, đem hồng danh sẵn đủ tạo ra của mình mà làm cảnh buộc tâm, khiến cho không tạm quên.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
14. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Ấn Quang.
Đại Sư dạy:
Người niệm Phật khi tụng kinh, trì chú, lễ bái, sám hối, cứu tai nạn, giúp kẻ nghèo, v.v. tất cả công đức lành đều phải hồi hướng vãng sanh Tây Phương, không nên cầu hưởng phước báo ở cõi trời, cõi người, trong hiện tại hoặc đời sau. Nếu có tâm niệm chỉ cầu phước báo cõi nhân thiên ấy thì mất phần vãng sanh và phải bị chìm đắm trong biển luân hồi khổ não. Nên biết hưởng phước càng nhiều tất gây nghiệp càng lớn; qua một đời sau nữa quyết khó tránh khỏi sẽ bị đọa vào ba đường ác của địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Lúc đó dù có muốn trở lại làm thân người, được nghe pháp hiện đời giải thoát của môn Tịnh Độ, cũng khó hơn lên trời nữa.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
15. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Vĩnh Minh.
Đại Sư dạy:
Phải một lòng qui mạng, trọn đời tinh tấn tu hành thanh tịnh, khi ngồi nằm thường hướng về Tây. Lúc lễ bái, niệm Phật, phát nguyện, phải khẩn thiết chí thành, không xen lẫn tạp niệm, phải tưởng tượng như mình đang bị hình phạt xử án nặng nề, như kẻ đang chịu cảnh lao tù khổ sai, như người bị oán giặc rượt đuổi, như bị thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn bức bách, một lòng cầu cứu, nguyện thoát những cảnh khổ sở khốn cùng, mau chứng được vô sanh để nối ngôi Tam Bảo, đền đáp được bốn ân trọng, cứu độ được loài hàm thức chúng sanh khác. Chí thành như thế tất công phu không uổng. Trái lại, nếu lời và hạnh không ứng hợp nhau, lòng tin tưởng không vững chắc, niệm lực thường gián đoạn không tương tục, đem sự biếng trễ ấy để mong vãng sanh thì e ngại đến lúc lâm chung khó gặp bạn lành, bị sức nghiệp báo lôi kéo, sự đau khổ bức bách mà đánh mất chánh niệm. Vì sao?Bởi việc hiện tại là nhân, lúc lâm chung là quả, nhân phải cho thật, quả mới không hư, như âm thanh lớn thì tiếng vang dội rền xa, như hình ngay bóng mới thẳng vậy. Qủa báo khổ vui đều do tâm tạo ra. Tâm nóng giận tà dâm là nghiệp địa ngục, tâm tham lam bỏn xẻn là nghiệp ngạ qủy, tâm ngu si hôn ám là nghiệp súc sanh, tâm ngã mạn cống cao là nghiệp A Tu La, giữ trọn năm giới là nghiệp làm người, tinh tu 10 điều lành là nghiệp Trời, chứng ngộ Nhân Không là nghiệp Thanh Văn, rõ pháp Nhân Duyên đều không là nghiệp Duyên Giác, tu hành sáu độ ba la mật là nghiệp Bồ Tát, lòng chơn từ bình đẳng là nghiệp Phật. Nếu tâm trong sạch thì hóa sanh về Tịnh Độ, ở nơi bảo các, hương đài; nếu tâm dơ nhiễm thì gởi chất nơi uế bang, ở cõi núi gò hầm hố. Muôn cảnh đều do tâm tạo, lìa nguồn tâm ra không có hình thể chi, vậy muốn được quả lành, phải tu nhân tịnh vậy.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
16. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Từ Giác:
Đại Sư dạy:
Người mới học đạo, sức kham nhẫn chưa thuần nên phải mượn tịnh duyên để giúp phần tăng tiến. Tại sao thế?Bởi ở cõi Sa Bà, Phật Thích Ca đã nhập diệt, đức Di Lặc chưa giáng sanh; miền Cực Lạc thì Đức Từ Phụ A Di Đà hiện nay đương thuyết pháp. Với đức Quán Âm, Đại Thế Chí, người ở cõi Sa Bà luống khát ngưỡng danh lành, nếu sanh về Tịnh Độ gặp được hai bậc thượng thiện nhân đó thì đều là bạn tốt. Ơû Sa Bà, các loài ma nổi dậy làm não loạn người tu; trái lại nơi cõi Cực Lạc trong ánh đại quang minh đâu còn ma sự nữa?Ơû Sa Bà dễ bị tiếng tà quấy nhiễu, sắc đẹp làm mê mờ bản tâm; miền Cực Lạc thì chim nước rừng cây đều tuyên dương diệu pháp, chánh báo thanh tịnh, không có nữ nhân. Thế thì duyên tu hành thuận tiện đầy đủ, không đâu hơn cõi Tây Phương, tiếc cho kẻ nông cạn kém tin, trở lại nghi ngờ hủy báng.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật
17. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Từ Chiếu.
Đại Sư dạy:
Nay người muốn tu pháp môn Niệm Phật Tam Muội, cầu sanh về Tịnh Độ để cho mau thành qủa Bồ Đề, thì phần chánh hạnh là phải chuyên niệm Phật. Về phần trợ duyên cho hạnh lành thì phải dứt trừ điều ác, làm những việc thiện, rồi đem công đức ấy hồi hướng về Tây Phương.Đó gọi là thả thuyền theo nước xuôi, lại thêm chèo chống, tất nhiên mau đến bờ vậy. Sớm tối chuyên tâm lễ Phật Di Đà như chầu bậc đế vương không để lỗi thời, hành trì như thế lâu ngày sẽ được thêm sự thân thiết. Đến như niệm Phật thì miệng niệm, tâm tưởng, tâm và miệng hợp nhau, lại phát lòng ân trọng, tin chắc không nghi ngờ, công phu mỗi ngày thêm thuần thục, tự nhiên Tam Muội ắt được thành tựu.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật
18. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Tuyết Hư.
Đại Sư dạy:
Người tu tịnh nghiệp cần nên tìm hiểu thế nào là Chánh Trợ công phu. Chánh công phu là trừ khử vọng niệm, thấu triệt tâm tánh; Trợ công phu là công phu giúp hiển lộ tâm tánh, trừ khử những ma chướng phát sanh bởi dụng công.
Trước hết nói về Chánh Công Phu. Trong vòng bảy ngày, hành nhân phải giữ lòng cung kính. Một phen bước vào cửa chùa thì cũng như vào gặp Phật. Pháp thân của Như Lai ở khắp mọi nơi, chẳng phải chỉ mình tượng Phật trên đại điện mới xem là Phật, mà thật ra một sắc một hương, không thứ nào chẳng phải là diệu sắc, diệu tâm của Phật. Đối với mỗi hoàn cảnh, nơi chốn như thế đều xem như là Phật thì ngôn hạnh tự nhiên cung kính, chẳng còn lười nhác nữa. Cung kính chính là bí quyết để hướng đến Bồ Đề. Đây là tầng công phu thứ nhất.
Khi đã ngồi yên rồi thì phải buông xuống vạn duyên, quét sạch mọi vọng niệm tạp sự hàng ngày. Sau đấy mới gom tâm về một chỗ, buộc tâm nơi câu hồng danh, giống như nơi dòng nước chảy xiết phải buộc chặt thuyền bè vào cột thì mới khỏi bị nước cuốn. Đây là tầng công phu thứ hai. Kế đó trong khi trì danh, phải giữ sao cho 6 chữ hồng danh từ tâm tưởng khởi, từ miệng phát ra, nghe lọt vào tai, ví như ba cái bánh xe xoay vần qua lại, cốt sao cho tâm tưởng thật trong sáng, rõ ràng, miệng niệm được rõ ràng, tách bạch, tai nghe rõ ràng, rành mạch. Tự niệm, tự nghe như thế, từng chữ dựa chặt vào nhau, trong khi niệm đừng đánh mất câu nào. Đây là tầng công phu thứ ba.
Thêm nữa lúc chúng ta niệm Phật, chẳng luận là miệng tụng hay ý trì, hãy nên giữ cho không có tạp âm, chỉ còn mỗi một mình tiếng niệm Phật. Do vìA Di Đà Pháp Thân ở khắp mọi nơi, Phật quang cũng chiếu thấu khắp nơi. Vì thế lúc niệm Phật, từ nơi ta phát ra âm thanh của tâm, tâm thanh đó hòa nhập vào Phật quang, Phật quang lại nhập vào tâm thanh. Tâm thanh và Phật quang dung thông như thế thì ta chính là Di Đà, Di Đà chính là ta. Đây là tầng công phu thứ tư.
Theo đúng những điều vừa nói ở trên, tinh tấn tu tập từng tầng cấp một, khiến cho chỗ sống biến thành chỗ chín. Đến khi đạt được đến tầng cấp thứ tư chính là ngày thành tựu Nhất tâm vậy.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật
19. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe tiếp lời khai thị của Đại Sư Tuyết Hư.
Đại sư dạy:
Tiếp đến là Trợ công phu. Chánh công phu cố nhiên là thẳng chóng, ổn thỏa, thích đáng, nhưng chúng sanh từ vô thỉ kiếp đến nay quen thói phiền não đã sâu, vọng niệm tơi bời, nay muốn dùng một câu Phật hiệu đè nén chúng cho khỏi tạo nghiệp, không còn vọng tưởng thì tuyệt đối chẳng thể thực hiện được điều đó trong một thời gian ngắn. Vì thế, phải dùng Trợ hạnh để giúp sức.
Nếu có thểhàng ngày tự cảnh tỉnh, quán chiếu lỗi ác của mình, thành tâm sám hối, mong tiêu nghiệp chướng, thấy người khác làm lành liền tùy hỷ, tán thán để tăng phước đức; tùy hỷ, sám hối như thế đều hồi hướng vãng sanh Tây Phương thì đây chính là Trợ hạnh thứ nhất.
Tiếp đến là pháp Hân Yểm (ưa thích và nhàm chán). Trong các sinh hoạt thường nhật, chẳng luận là ăn, mặc, đi, đứng, đối với mọi thứ trong cõi Sa Bà đều nhất loạt coi là ô uế mà chán lìa. Đối với các thứ trang nghiêm được diễn tả trong ba Kinh Tịnh Độ đều tưởng là thanh tịnh, sanh lòng ưa thích. Chán lìa thì không có tâm tham luyến. Vui mừng, hâm mộ thì tự tăng thêm ý nguyện cầu sanh. Đến khi hân yểm cùng cực thì thân tuy ngụ Sa Bà nhưng chẳng còn là khách trọ lâu ngày trong cõi Sa Bà nữa; tuy chưa chứng Cực Lạc nhưng đã sớm là người thường trú chốn Liên bang. Đây chính là yếu quyết mầu nhiệm của Tịnh Độ Tông, chẳng thể nói là giống như những lời lẽ bất hân bất yểm của các tông phái khác. Đây chính là Trợ Hạnh thứ hai.
Thêm nữa, về pháp phương tiện để chế ngự mê hoặc, nên biết rằng niệm Phật chẳng được Nhất Tâm là do vọng niệm làm loạn, nhưng vọng niệm chính là hoặc, mà cũng chính là ma. Vì thế muốn đoạn ngay đượcmê hoặc không phải dễ dàng. Nay có cách tạm chế ngự được mê hoặc. Cổ đức có nói: Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm. Nếu cứ một vọng niệm khởi liền nhận biết, biết rồi liền dùng câu Phật hiệu để chế ngự nó. Ma đến, Phật chế ngự như thế, đầu tiên ví như dùng đá đè cỏ, đè lâu ngày thì mê hoặc vọng niệm chẳng thể tự khởi, cũng được phương tiện nhất tâm, đợi đến khi sanh về Tây Phương rồi sẽ lại tiếp tục đoạn trừ mê hoặc. Đây chính là pháp đặc biệt của Tịnh Độ, chẳng thể dùng lý lẽ của các tông khác để cật vấn được. Đây chính là Trợ hạnh thứ ba.
Hy vọng mọi người sau bảy ngày tu tập niệm Phật, không kể đến là đang ở trong đạo tràng hay đang trên đường về nhà đều tu như thế. Dưới đây là một bài kệ để kết luận:
Tịnh độ khó tin nhưng dễ hành
Toàn do hai lực, Chánh và Trợ
Phải đắc Nhất tâm mới hiệu lực
Phương tiện chế Hoặc liền cảm thông.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật
20. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Không Cốc:
Đại Sư dạy:
Một môn niệm Phật là đường lối tu hành thẳng tắt. Hành giả phải xét rõ thân này giả dối, việc đời như chiêm bao, duy cõi tịnh độ là nơi đáng nuơng về, câu niệm Phật là có thể nhờ cậy. Rồi tùy phận mà niệm hoặc mau hoặc chậm, hoặc tiếng thấp tiếng cao, đều đều không câu ngại. Chỉ nên để cho thân tâm nhàn đạm, thầm nhớ chẳng quên, khi hòa hoãn, hay khi gấp gáp vội vàng, khi động khi tịnh, vẫn một niệm không khác. Niệmnhư thế ngày kia xúc cảnh chạm duyên, bỗng nhiên tỉnh ngộ. Chừng ấy mới biết cõi Tịch Quang Tịnh Độ không rời nơi đây, Phật A Di Đà chẳng ngoài tâm mình. Nếu lập tâm tham, muốn cầu tỏ ngộ thì trở lại thành chướng ngại, cho nên chỉ lấy lòng tin làm căn bản, chẳng tùy theo tạp niệm, vọng tình. Hành trì như thế, dù chưa tỏ ngộ, khi chết cũng được sanh về Tây Phương, theo từng cấp bậc mức độ mà tiến tu, không còn lo thoái chuyển.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật
21. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Triệu Lưu:
Đại Sư dạy:
Người tu tịnh nghiệp đời nay, trọn ngày niệm Phật, sám hối, phát nguyện, mà cõi Tây Phương vẫn xa, sự vãng sanh không đảm bảo ra sao. Đấy cũng bởi bề ngoài tuy lễ niệm, gốc ái còn bám sâu đó. Vậy phải xem sự tình ái cõi Sa Bà là vô thường, là giả dối, giống như nhai cỏ mục sáp khô, dù ở trong cảnh rảnh rang hoà hoãn, không động tịnh, hay vui khổ lo mừng, cũng giữ chắc một câu hiệu Phật như dựa vào núi Tu Di, tất cả cảnh duyên đều không thể làm lay động. Nếu lúc nào tự cảm thấy mỏi mệt, biếng trễ, nghiệp hoặc cũ hiện lên khuấy phá nội tâm thì phải một lòng phấn khởi mà niệm, như thanh trường kiếm chống trời, khiến cho quân ma phiền não trốn mất không còn, như lửa đỏ ở lò hồng, đốt tan tình thức từ vô thỉ. Người nào giữ được như thế, tuy hiện đang ở cõi ngũ trược mà toàn thân đã ngồi nơi thế giới hoa sen, đợi chi đến Phật A Di Đà đưa tay tiếp dẫn, ngài Quán Aâm dìu dắt mới tin là mình vãng sanh hay sao?
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật
22. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Triệt Ngộ.
Đại Sư dạy:
Có tám điều cốt yếu mà người tu tịnh nghiệp phải ghi nhớ:
- Vì sự sanh tử, phát lòng Bồ Đề, đây là đường lối chung của người học đạo
- Dùng tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật, đây là chánh tông của môn Tịnh Độ
- Lấy sự nhiếp tâm chuyên chú mà niệm, làm phương tiện dụng công
- Lấy sự chiết phục phiền não hiện hạnh làm việc cần yếu tu tâm
- Lấy sự giữ chắc bốn trọng giới làm căn bản vào đạo
- Dùng các thứ khổ hạnh làm trợ duyên tu hành
- Lấy nhất tâm bất loạn làm chỗ qui thú của môn Tịnh Độ
- Lấy các điềm lành làm chứng nghiệm cho sự vãng sanh.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật
23. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Ngẫu Ích:
Đại Sư dạy:
Nhạt một phần tình đời, tự nhiên đắc lực thêm một phần Phật Pháp. Xem nhẹ chuyện kiếm sống trong cõi Sa Bà một phần, phương tiện sanh về Tây Phương ổn đáng thêm một phần. Điều này mình chỉ tự hỏi lòng, đừng hỏi bạn tri thức. Tri thức cũng chỉ khuyên nhạt bớt mùi đời, coi nhẹ chuyện làm ăn, chuyên tu Đạo xuất ly thế gian cốt yếu mà thôi.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.
24. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Diệu Hiệp.
Đại Sư dạy:
Hành giả phát tâm niệm Phật, trước khi vào đạo tràng phải xét nghĩ ta với chúng sanh thường ở trong vòng biển khổ sanh tử, nếu không độ cho tất cả đều được thoát ly, sao gọi là chánh hạnh? Nhân đó, xem người oán kẻ thân đều bình đẳng, khởi lòng đại bi, như thế quyết không bị tệ ma, ác đảng làm cho thoái chuyển. Sau khi đã lập đại tâm, nên nghiên cứu những chánh hạnh niệm Phật của người xưa, lập đạo tràng đúng pháp, khiến cho hết sức trang nghiêm thanh tịnh. Kế đó, phân ngày đêm sáu thời, đem tâm chí thành gieo mình qui mạng về ngôi Tam Bảo, tay cầm hương hoa cúng dường, vận tâm quán tưởng khắp pháp giới, xét mình cùng tất cả chúng sanh từ trước tới nay ở trong vòng mê khổ, rơi lệ cảm thương, cầu Phật gia bị, nguyện độ muôn loài. Như thế dùng hết sức mình kham khổ tu hành, nếu nghiệp chướng sâu, chưa được cảm cách, phải lấy cái chết làm kỳ hạn, không được giây phút nào nghĩ đến sự vui ngũ dục của thế gian. Như kẻ căn cơ non kém, không làm được thắng hạnh trên đây thì cũng ở trong tịnh thất, giữ cho thân tâm nghiêm sạch, tùy ý tu hành. Hoặc định thời khóa lễ Phật sám hối, nguyện tinh tấn không thoái chuyển, hoặc chuyên niệm hoặc trì chú, tụng kinh. Nếu thấy được tướng hảo thì biết mình được diệt tội, có duyên lành.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật
25. Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Thật Hiền.
Đại Sư dạy:
Nhớ khổ sanh tử là thế nào? Ta với chúng sanh, bao kiếp đến nay, ở mãi trong phạm vi sanh tử, chưa được siêu thoát. Không ở trong loài người thì ở thế giới khác, ra vào đủ cách, lên xuống liền liền. Thoáng cái làm trời, thoáng cái làm người, thoáng cái làm địa ngục, thoáng cái làm ngạ quỉ, súc sanh. Cửa đen sáng ra chiều vào, hang sắt mới thoát lại sa. Lên núi đao thì cả mình không còn mảng da nào nguyên vẹn, víu cây kiếm thì một vuông một tấc cũng bị cắt xả phanh thây. Sắt nóng không hết đói, mà nuốt vào thì ruột gan nát nhừ tương, đồng sôi đâu khỏi khát mà uống vào thì xương nát thịt tan. Cưa sắt xả thân thì vừa xả lại liền lại như cũ, gió quái mà thổi thì chết rồi lại sống lại ngay để tiếp tục chịu đọa đày. Trong thành lửa dữ chỉ nghe cái thảm thét gào, trên bàn chông nướng toàn nghe cái tiếng khóc la thảm thiết. Băng tuyết đông lại thì xanh như sen xanh hết nhụy, máu thịt rã ra thì đỏ như sen đỏ mới nở. Tại địa ngục, một đêm chết sống thường bị đến cả vạn lần, cũng ở đó mà một buổi thống khổ cũng bằng trên dương thế hàng trăm năm. Mãi hoài làm cho ngục tốt mệt nhọc nhưng nào có ai nghe Diêm Vương khuyên bảo. Khi chịu hình phạt thì mới biết là quá khổ, dầu hối hận cũng đâu còn kịp nữa, lúc thoát thì lại quên vội ngay, tạo nghiệp vẫn y hoài như cũ. Thân thể con người khó được mà dễ mất, thì giờ qúi báu dễ trôi mà khó kéo. Rồi đường hướng mờ mịt, biệt ly mãi hoài, ác báo tam đồ lại phải tự chịu, thống khổ hết nói ai đâu chịu thay cho. Mô tả đến đây, há chẳng đau lòng buốt dạ hay sao?Vì vậy, hãy triệt dòng sinh tử, vượt bể ái dục, để mình và người cùng thoát khổ, cùng lên bờ giác ngộ. Hết thảy công việc phi thường trong bao đời kiếp sắp đến đều bắt nguồn từ cơ hội tu tập niệm Phật này.
Kính thỉnh đại chúng lập lại lời phát nguyện:
Đệ tử chúng con, nguyện không tham luyến thế gian, một lòng chí thành, trì danh hiệu Phật, nguyện Ngài tiếp dẫn, chúng con và chúng sanh, đồng sinh Tây Phương, thoát khổ ba đường, viên tròn Phật qủa, trở lại Sa Bà, hóa độ chúng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật