Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Xã hội hiện nay người tạo ác nhiều, người làm việc thiện ít

[Media] Bồ Tát Địa Tạng Kinh Huyền Nghĩa 1998 (28 tập) - HT Tịnh Không
(Ðã ở trước đức Phật đó mà lập đại nguyện như vậy nên đến nay đã ngàn vạn ức na-do-tha kiếp chẳng thể tính đếm mà vẫn còn làm Bồ Tát.)
Ðây là việc chúng ta nên học tập. Thế Tôn nói ra nhân duyên của công án này, chúng ta phải thể hội dụng ý của Ngài sâu rộng vô hạn, việc giáo học của Ngài từ bi vô tận. Chúng ta biết rồi mới có thể làm theo, mới có thể nói đến việc báo ân, tri ân báo ân; nếu bạn lơ là niệm lướt qua, đoạn kinh này chẳng dài, sơ ý đọc qua thì chẳng có ích lợi.Trong thế gian có một vị Phật. Hiệu viết Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai, bỉ Phật thọ mạng tứ bách thiên vạn ức a-tăng-kỳ kiếp. (Hiệu là Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai, Đức Phật đó thọ mạng bốn trăm ngàn ức a-tăng-kỳ kiếp.) Từ thọ mạng của Phật có thể thấy phước báo của chúng sanh thời đó rất lớn, thọ mạng là một trong những phước báo. Tượng pháp chi trung hữu nhất Bà La Môn nữ, túc phước thâm hậu chúng sở khâm kính, hành trụ tọa ngọa chư thiên vệ hộ. Đó rất lớn, thọ mạng là một trong những phước báo. Tượng pháp chi trung hữu nhất Bà La Môn nữ, túc phước thâm hậu chúng sở khâm kính, hành trụ tọa ngọa chư thiên vệ hộ. (Vào thời tượng pháp có một cô gái dòng Bà La Môn, nhiều đời tích phước sâu dày, được mọi người kính nể, đi đứng nằm ngồi đều được chư thiên hộ vệ).
Thọ mạng của Phật rất dài, nhưng duyên trụ thế giáo hóa chúng sanh đã hết, đức Phật bèn thị hiện diệt độ. Sau khi diệt độ giống như Thế Tôn của chúng ta vậy, sau khi Phật diệt độ thì pháp vận còn ba thời kỳ: Chánh Pháp, Tượng Pháp, Mạt Pháp. Thời Chánh Pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni dài một ngàn năm, sau khi Phật diệt độ một ngàn năm đầu tiên, Tượng Pháp là thời gian một ngàn năm sau đó, Mạt Pháp một vạn năm kế tiếp. Không cần biết là theo cách nói của người Trung Quốc hay cách của người ngoại quốc, hiện nay là thời Mạt Pháp, hai ngàn năm sau khi Phật diệt độ, đây là thời Mạt Pháp. Lúc Phật pháp truyền đến Trung Quốc nhằm thời Tượng Pháp. Trong kinh Phật có lời dự đoán, Phật nói thời Chánh Pháp thì Giới Luật thành tựu, tu học noi theo giới luật có thể chứng quả.
Thời Tượng Pháp thì Thiền Ðịnh thành tựu, thế nên Thiền Tông của Phật giáo Trung Quốc vô cùng hưng thịnh. Vì nguyên nhân gì? Truyền đến nhằm thời kỳ Tượng Pháp, phù hợp với lời dự đoán của Thế Tôn, Thiền Ðịnh thành tựu.
Thời Mạt Pháp thì Tịnh Ðộ thành tựu, căn tánh của con người chẳng bằng đời trước, tu Thiền chẳng những không thể khai ngộ, ngay cả đắc Định cũng không thể, chỉ có tu Tịnh Ðộ đới nghiệp vãng sanh mới có thể thành tựu. Trong kinh nói đây là Giác Hoa Ðịnh Như Lai, vào thời Tượng Pháp của Ngài có một cô gái dòng Bà La Môn, cô này cũng quy y Phật pháp, là người học Phật.
“Túc phước thâm hậu”, chúng ta gọi là thiện căn sâu dày, nhiều đời quá khứ đã vun bồi phước, thiện căn rất sâu. “Chúng sở khâm kính”, khâm nghĩa là bội phục, đối với cô rất cung kính, đại chúng gặp cô, đoạn trước có nói hình tượng thù thắng, được phần lớn xã hội đại chúng tôn kính. “Hành trụ tọa ngọa”, đây là tứ oai nghi, đều đủ để làm gương tốt cho xã hội đại chúng, thế nên ngay cả thần trên trời cũng tôn kính cô. “Chư thiên vệ hộ”, ngày nay chúng ta gọi là thiên thần bảo hựu, giờ phút nào cũng chẳng lìa khỏi cô thì gọi là hộ vệ. Chư vị đồng tu phải biết xã hội hiện nay người tạo ác nhiều, người làm việc thiện ít, thí dụ có một, hai người làm việc thiện, thiên thần hộ vệ sẽ đặc biệt nhiều; trước kia người thiện nhiều, thiên thần chia nhau hộ trì người hành thiện, số thiên thần hộ trì [cho mỗi người] sẽ không nhiều; hiện nay người ta đều làm ác, chỉ có một, hai người thiện, tất cả những thiên thần đều đến hộ vệ bạn (người thiện này). Thật đó, chẳng phải giả, [vậy thì] tại sao lại không tu thiện? Tại sao lại tạo ác? Chúng ta dứt ác tu thiện, không cầu Bồ Tát, không cầu Phật, cũng không cầu thiên thần, chư Phật tự nhiên hộ niệm, thiên thần tự nhiên hộ vệ, đâu cần chúng ta cầu họ! Chỗ này nói tin Phật quá khó, hiện nay người thế gian học Phật chẳng tin Phật, tại sao chẳng tin Phật? Ðặc biệt là người xuất gia, Phật dạy chúng ta vạn duyên buông xuống, tất cả đều phải xả bỏ thì ngày mai làm sao sinh sống? [Nếu hỏi như vậy thì chính là] không tin Phật. Nếu bạn là người xuất gia chân chánh, tâm địa thanh tịnh, chẳng có một chút tâm mong cầu, đối với hết thảy pháp trong thế gian này chẳng phan duyên, nếu bạn bị đói chết, lạnh chết, nói cho chư vị biết tất cả thần hộ pháp đều phải bị cách chức và bị tra hỏi, đó là thật chẳng phải giả đâu. Nhưng mọi người chẳng tin tưởng, tự mình vẫn muốn phan duyên, tự mình làm, thần hộ pháp nhìn thấy bèn rất thích thú vì được tự tại, [họ nói:] Ðược lắm, tôi chẳng cần lo nữa, họ rất nhàn hạ, tự tại.
Trích lược ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN KINH GIẢNG KÝ – QUYỂN THƯỢNG
– Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không.
(Giới Thiệu Đề Kinh – Biệt Đề – Phẩm Thứ Nhất: Thần Thông Trên Cung Trời Đao Lợi – Tập 6- Tr-131-132-133)
Được gắn thẻ , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *