Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Trong việc trồng phước, phước lớn nhất trong thế – xuất thế gian là gì?

Người có phước đức thật sự là người như thế nào?
In ấn tống Kinh điển, lợi dụng khoa học công nghệ kỹ thuật thông tin truyền thông, facebook, internet,… để lưu thông hoằng dương Phật phápphước báo đệ nhất ở trong thế – xuất thế gian!
Trong việc trồng phước, phước lớn nhất trong thế – xuất thế gian là gì? Chính in ấn tống kinh điển, lợi dụng khoa học công nghệ kỹ thuật thông tin truyền thông, Facebook, Internet,…để lưu thông hoằng dương Phật pháp. Cho nên việc trồng phước thiện lớn nhất là lưu thông hoằng dương Phật Pháp. Cho nên trong các kinh điển Đức Phật thường ví dụ “bố thí bảy loại châu báu đầy khắp cả tam thiên đại thiên thế giới cũng không bằng bố thí pháp bốn câu kệ”, hay “cũng không bằng khuyên người khác niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật”,…
Phật Đà không còn ở đời thì phải nhờ vào pháp bảo, phải nhờ kinh điển. Lưu thông kinh điểnphước báo đệ nhất đẳng của Thế gian. Chỉ có lưu thông kinh điển, chánh pháp mới cửu trụ thế gian.
Chúng sanh nương chánh pháp mới hiểu được cái gì là thiện, cái gì là ác; cái gì là chánh, cái gì là tà; cái gì gọi là mê, cái gì gọi là ngộ, cho nên đây là việc thiện đệ nhất đẳng của thế-xuất thế gian, việc tốt đệ nhất đẳng.
Đại sư ấn Quang cả đời làm việc này, bạn xem thấy Đại Lục (Trung Quốc) ngày trước có rất nhiều tai nạn; Đại sư ấn Quang in kinh bố thí. In kinh hoằng pháp là cứu tai nạn, cứu từ ngay gốc rễ. Cội gốc của tai nạn là lòng người bất thiện. Giáo huấn của Phật đà là dạy con người đoạn ác tu thiện. Phật nói rất hay: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”.
Trong tâm chúng sanh đều nghĩ đến thiện, trong xã hội bao gồm tất cả tai nạn đều không còn; cho nên cội gốc của tai nạn là mọi người đều nghĩ đến ác, đều nghĩ tham sân si, đều nghĩ danh vọng lợi dưỡng, đều nghĩ năm dục sáu trần, vậy còn có gì đáng sợ hơn không?
Thiên tai nhân họa là từ do đây mà ra. Những đạo lý này cổ Thánh tiên Hiền đều nói đến, nhưng nói được nhiều nhất, rõ ràng nhất, thấu triệt nhất, tường tận nhất là Kinh Phật. Cho nên cả đời Ấn Tổ (Đại sư Ấn Quang) chỉ cột chắc vào công việc này.
Hiểu được tồn tâm của Tổ sư ngài, chúng ta phải tiếp nối làm theo.
Hy vọng trong nhà Phật đời đời có người tiếp nối làm. Kiếp người ngắn ngủi, phải tranh thủ từng giờ từng phút giây để niệm Phật cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc và tặng dụng sức lực tài lực và khả năng của mình để tu bố thí PHáP, được như vậy thì sự nghiệp tự độ và độ tha của mình mới sớm được viên mãn. Tu bố thí PHáP cũng là đang thực hiện “trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *