Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

In kinh hoằng pháp là cứu tất cả tai nạn

Không việc tốt gì bằng việc hoằng pháp lợi sanh - HT Tịnh Không
Cho nên, nếu như chúng ta không đọc kinh điển, không nghe giảng kinh, thoái đọa là nhất định không thể tránh khỏi, bạn sẽ tùy thuận theo phiền não tập khí. Vì vậy, ở trên kinh Phật nói ngày tháng thật khó qua, tâm của bạn rất lao khổ, những việc lo buồn vướng bận quá nhiều, tâm của bạn không thể buông xả, ở trên kinh Phật nói hành vi tạo tác của bạn quá nguy hiểm rồi. Nguy hiểm ở chỗ nào vậy? Sau khi chết rồi đi vào ba đường ác, bạn nói xem, việc này đáng sợ cỡ nào! Phật nhãn thấy được rõ ràng, tường tận, thông suốt, thấu đáo. Chúng ta mê hoặc điên đảo, cho rằng những gì chính mình làm ra đều là chính xác. Sai rồi!
Tôi ngay đời này có thể nói là rất may mắn, nhận được giáo huấn của Đại sư Chương Gia, vào lúc đó tôi 26 tuổi. Tôi tin tưởng lời nói của Ngài, nghe lời Ngài dạy. Ngài dạy tôi tất cả nhìn thấu, buông xả, đem đời này phụng hiến cho Phật pháp, ngay đời này tự nhiên có Phật Bồ Tát chăm sóc. Tôi nghe rồi rất hoan hỉ, cảm thấy tôi có thể làm được như vậy, đáng nên làm như vậy, cả đời tôi không có lo lắng. Có đồng tu đến tính sổ cho tôi, tôi nói cả đời tôi không hề tính sổ qua, cả đời không biết số mục của tiền. Cái thứ này thật là bận lòng, thật phiền não, sanh không mang đến, chết không mang đi, quan tâm thứ này thật là mệt chết người. Các vị tự đi tính sổ, tính xong đến nói với tôi cũng được, không nói với tôi cũng được, bởi vì tôi không quan tâm đến những thứ này. Người thế gian rất xem trọng đối với những thứ này, còn tôi thì quá tan nhạt đối với nó. Cho nên mấy mươi năm qua, tôi chỉ có một sự việc là in kinh bố thí. Tôi làm những sự việc này hoàn toàn nhờ vào di giáo của Đại sư Ấn Quang. Tại vì sao chỉ làm sự việc này? Tài lực của tôi rất yếu kém, tôi trước giờ chưa hỏi tiền ở người, đói chết tôi cũng sẽ không nói với bạn, tôi sắp chết đói rồi tôi cũng sẽ không nói với bạn, tôi cũng không cầu xin bạn giúp đỡ một đồng, cho nên mọi người đưa đồ cúng dường đến đều là tự động. Các vị cúng dường nhiều thì tôi làm nhiều, cúng dường ít thì tôi làm ít, không cúng dường thì tốt nhất, tôi không có việc gì làm. Bạn nói xem, có tự tại không? Các vị cúng dường nhiều thì còn phải phiền phức thêm, tôi còn phải thay các vị đi làm việc tốt. Người xưa nói rất hay: “Nhiều việc không bằng ít việc, ít việc không bằng không việc gì”.
Thích Ca Mâu Ni Phật thông minh, chỉ tiếp nhận một bát cơm, không tiếp nhận tiền bạc, cho nên Ngài không có việc gì làm, Ngài an vui không gì bằng. Ngày nay chúng ta tại vì sao phải tiếp nhận? Vì mọi người không biết được thế gian này việc gì là việc tốt, việc gì là việc tốt nhất, chính là bạn không biết trồng phước, cho nên tôi giúp bạn trồng phước. Trong việc trồng phước thì việc lớn nhất là hoằng dương Phật pháp. Phật Đà không còn ở đời thì phải nhờ vào pháp bảo, phải nhờ kinh điển, cho nên lưu thông kinh điển là phước báo đệ nhất đẳng của thế gian. Chỉ có lưu thông kinh điển thì chánh pháp mới cửu trụ thế gian. Chúng sanh nương chánh pháp mới hiểu được cái gì gọi là thiện, cái gì gọi là ác, cái gì gọi là mê, cái gì gọi là ngộ, cho nên đây là việc thiện đệ nhất đẳng của thế xuất thế gian, việc tốt đệ nhất đẳng.
Đại sư Ấn Quang cả đời chỉ làm một việc là in kinh bố thí. Bạn xem thấy Đại lục ngày trước có rất nhiều tai nạn, Đại sư Ấn Quang không hề đi cứu tai. In kinh bố thí, in kinh hoằng pháp là cứu tất cả tai nạn, cứu từ ngay gốc rễ. Cội gốc của tai nạn là do lòng người bất thiện. Giáo huấn của Phật Đà là dạy chúng ta đoạn ác, tu thiện. Phật nói rất hay: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, trong tâm chúng sanh đều nghĩ đến thiện thì trong xã hội bao gồm tất cả tai nạn đều không còn, cho nên cội gốc của tai nạn là do mọi người đều nghĩ đến ác, đều nghĩ tham sân si, đều nghĩ danh vọng lợi dưỡng, đều nghĩ năm dục sáu trần. Vậy còn gì đáng sợ hơn không? Thiên tai nhân họa là từ do đây mà ra. Những đạo lý này cổ thánh tiên hiền đều nói, nói được nhiều nhất, rõ ràng nhất, thấu triệt nhất, tường tận nhất là Phật kinh, cho nên cả đời Ấn Tổ chỉ buột chắc vào công việc này. Tôi hiểu được dụng ý của Ấn Tổ, hiểu được tồn tâm của tổ sư Ngài, tôi tiếp nối làm theo, hy vọng ngay trong nhà Phật đời đời có người tiếp nối làm. Chúng ta chỉ làm công tác này, công tác này làm được tốt rồi thì bao gồm tất cả đều tốt, cho nên chúng ta toàn tâm toàn lực làm công việc này.
(Trích: Kinh Vô Lượng Thọ giảng lần thứ 10, tập 127)
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *