Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa

Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa - HT Tịnh Không

Đức Phật đến thế gian này làm gì? Là đến giúp đỡ chúng sanh phá mê khai ngộ, là đến làm việc này đây. Mê của chúng sanh đã phá, khai ngộ rồi thì lìa khổ được. Đây là bố thí vĩ đại nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni, đối tượng là hết thảy chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới. Đây gọi là Phật sự, chính la sự nghiệp của nhà Phật. Sự nghiệp của nhà Phật là dạy học, dạy cái gì? Dạy con người phá mê khai ngộ. Vì sao vậy? Vì chúng sanh lìa khổ được vui. Không phải đã rõ ràng, đã minh bạch rồi sao?

Phật giáo có phải tôn giáo hay không? Quý vị nói nó là tôn giáo cũng được, quý vị nói nó không phải là tôn giáo cũng được. Quý vị thấy cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, những gì ngài đã làm, dùng lời lẽ của người thời nay mà nói, Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà giáo dục, là một nhà giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Quý vị thấy cuộc đời của ngài có phải làm việc này hay không? Còn thân phận của ngài? Là đa nguyên văn hóa, người tình nguyện làm giáo dục xã hội, ngài dạy học không thu học phí, không phân quốc gia, không phân chủng tộc, không phân tín ngưỡng. Nam nữ già trẻ chỉ cần muốn theo ngài học, ngài đều dạy, cho nên nó là đa nguyên văn hóa. Không có phân biệt, không có chấp trước. Quý vị theo ngài, ngài nhất định giúp quý vị phá mê khai ngộ, khiến quý vị lìa khổ được vui, gọi là “hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”. Chúng ta cần phải học theo. Bất luận tại gia hay xuất gia, nhất định phải hiểu. Người khác hỏi chúng ta Phật giáo là gì? Phải nói cho rõ ràng nói thấu đáo. Thật sự đã rõ rồi, con người có thể không học Phật sao? Việc đại sự trong đời người chính là học Phật, Phật là gì? Phật là trí huệ, là giác ngộ. Quý vị có cần trí tuệ chăng? Quý vị có cần giác ngộ chăng? Không có trí huệ thì quý vị ngu si, không có giác ngộ thì quý vị hồ đồ. Quý vị bằng lòng làm một con người hồ đồ hay sao? Quý vị bằng lòng làm một con người ngu si sao? Không bằng lòng, chúng ta cần trí huệ, chúng ta cần giác ngộ. Người có trí huệ, giác ngộ, người Ấn Độ gọi là Phật đà. Cho nên Phật giáo là giáo dục trí huệ, là giáo dục giác ngộ, đâu phải là mê tín! Đối với nhận thức Phật pháp không rõ ràng thì nói nó là mê tín, oan cho đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đổ oan cho ngài có sai lầm hay không? Đây cần phải chịu trách nhiệm về nhân quả. Chúng ta ở đây không bàn nhân quả, khẳng định có trách nhiệm nhân quả. Trách nhiệm nhân quả, quả báo là gì? Không tin tưởng trí huệ, không tin tưởng giác ngộ, đời đời kiếp kiếp ngu si. Nghiệp nhân quả báo không sai chút nào.

Cho nên tự mình tạo tác hết thảy công đức và thiện căn tích được. Tất cả đều nên hồi hướng cho hết thảy chúng sanh, nguyện hết thảy chúng sanh lìa khổ được vui. Hồi hướng bồ đề, hồi hướng bồ đề là chính mình. Tất cả công đức của chúng ta chúng ta không cầu cái khác, chúng ta chỉ cầu trí huệ. Trí huệ có thể giúp chúng ta nâng cao cảnh giới. Ở Bồ Tát đạo từ thập tín lên đến thập trú, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác, diệu giác. Chúng ta vì cái này, còn lại đều buông bỏ, vì sao vậy? Vì cái khác đều là giả, không phải chân thật. Phật pháp nói với chúng ta thứ này là chân thật. Chân thật thì đời đời kiếp kiếp mang đi được, là giả thì không mang đi được. Những thứ không mang đi được chúng ta đều không cần, đều buông bỏ. Mang đi được thì phải siêng năng, phải nỗ lực.

“Như người tu hành mật giáo, nguyện tất cả công đức của mình đều thí cho hết thảy chúng sanh. Tất cả tội khổ của chúng sanh đều con xin chịu thay”. Đây thật đáng nể phục.

Cư sĩ Hoàng Niệm tổ là bậc thầy của mật giáo. Ở trong hiển giáo chúng ta xưng ông là lão cư sĩ có chút tủi thân cho ông. Ở trong mật giáo gọi ông là kim cang thượng sư, cho nên ở hiển giáo, phải nên xưng ông là Bồ Tát. Người khác cũng không đặt biệt tôn trọng ông, cũng không có tâng bốc khen ngợi ông, ông vẫn ở đó làm việc cực nhọc như vậy. Tinh tấn không biếng nhác, ông làm cái gì? Ông thay chúng sanh khổ.

Ngày nay chúng sanh thật sự khổ, chúng sanh không nhận thức Phật pháp, chúng sanh không biết cung kính Phật pháp. Vậy người học Phật, chúng sanh không cung kính là chuyện bình thường, hiện tượng bình thường, không kì quái. Niệm Lão có thể là người bình thường sao? Người thường có thể viết ra những chú giải hay như vậy sao? Đó là điều không thể được. Thầy giáo của ông là cư sĩ Hạ Liên Cư, hiển giáo gọi ông là cư sĩ. Ông nếu không phải Phật Bồ Tát thì không thể đem Kinh Vô Lượng Thọ, một ngàn năm trở lại có năm bản dịch, không có cách gì hội tập thành một quyển hay như vậy. Trước đây có người làm, nhà Tống có Vương Long Thư đã làm, năm Hàm Phong nhà Thanh có Ngụy Mặc Thâm đã làm, không hề dễ? Nhưng những quyển nay đều có thiếu sót. Trong thiếu sót quan trọng nhất là chọn lọc không thỏa đáng, cho nên không thể xem là bản hay. Cư sĩ Hạ dùng thời gian 10 năm, sau khi hội tập thành, sửa chữa mười lần, thành bản lưu thông này. Trong tự văn của Mai Quang Hy cư sĩ nói rất hay, tán thán đối với quyển hội tập này. Không phải hư vọng, trong chín ngàn năm mạt pháp của Thế Tôn, thực sự có thể được độ, vãng sanh thế giới Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà, một đời chứng được quả Phật vô thượng. Ông nói chính là bộ kinh này, chính là quyển hội tập này, mới có thể giúp đỡ được.

(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 427)

Được gắn thẻ , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *