Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Một lần nổi giận, ba ngày chưa hồi phục được, vậy tại sao phải nổi giận?

Tại sao đức phật chọn đản sinh nơi rừng cây?
Người khác ác ý hủy báng mình, nghe xong ta có thể không hề sanh khởi tâm oán hận chăng? Đây là công phu.
Có người ra bên ngoài nói lời thị phi hủy báng tôi, có đồng tu đến nói với tôi, người đó nói xấu thầy, hủy báng thầy. Họ vừa mở lời, tôi liền không cho họ nói thêm nữa, họ cảm thấy vô cùng kinh ngạc! Họ hỏi, vì sao vậy? Tôi nói với họ, tôi hy vọng tâm mình giữ được ấn tượng tốt nhất đối với người đó. Tôi không hy vọng đem bất thiện và nhiều ngôn hạnh của họ để trong tâm mình, tôi không muốn, tôi vĩnh viễn nhớ ưu điểm của người khác, nhớ điều thiện của người khác. Mắt tôi nhìn thiên hạ đều là người thiện, đều là người tốt. Tuyệt đối không để bất thiện của người khác vào tâm mình, biến tâm mình thành bất thiện, tổn thất này quá lớn. Người nói xấu tôi, người phá hoại tôi, trước đây đối với tôi rất tốt, tôi mãi mãi cảm ân họ, mang đức họ. Về sau vô số đều bất thiện, đó là có nhân tố khác, trong nhân tố này đa phần là hiểu lầm. Vì sao trước đây họ tốt với tôi, bây giờ lại không tốt với tôi? Vì trước đây tôi đối với họ có lợi ích, bây giờ hình như tôi đối với họ không có lợi ích gì. Từ phương diện lợi và hại, tâm lý, thái độ, ngôn hành đều thay đổi, sự thay đổi này tôi biết rõ. Trước đây tôi tốt với họ, bây giờ đối với họ càng tốt hơn, là do họ không hiểu. Vì sao vậy? Vì trong mắt họ chỉ có lợi và hại của danh văn lợi dưỡng. Hôm nay tôi đã tiến thêm một bước, bây giờ tôi hoàn toàn là nói về đức hạnh. Trên mặt đạo đức được nâng cao, về danh lợi tôi buông bỏ. Tôi đối tốt với họ nhưng họ không hiểu, lại sinh ra hiểu lầm, tôi cần phải tha thứ cho họ. Nói tha thứ cho họ, tâm tôi đã rất nhỏ, đã là sai, hoàn toàn không có như thế. Điều này có thể phát sinh ở nơi khác, trong mắt tôi vĩnh viễn chưa từng phát sinh. Chúng ta mới có thể trở về với tự nhiên, trở về với thiên tánh.
Vì sao cư sĩ Hứa Triết sống đến 102 tuổi mà mạnh khỏe như thế, mà còn trẻ như thế? Vì suốt đời không sanh bệnh, còn có thể phục vụ cho chúng sanh khổ nạn trong xã hội. Bà phục vụ cho những người già, thật ra những người già đó nhỏ hơn bà rất nhiều. Người già bảy tám mươi tuổi, còn bà hơn 100 tuổi lại còn phục vụ cho họ, nguyên nhân là gì? Vì trong tâm bà không xen vào chút ý niệm bất thiện nào, tuyệt đối không cho phép có chút bất thiện nào chạy vào tâm ta, ta cần phải phòng phạm. Trong tâm ta chỉ dung nạp tâm thiện, hành thiện, đức thiện của tất cả chúng sanh, đây mới là tu dưỡng đạo đức chính mình.
Chúng ta gặp người hủy báng, sỉ nhục, hãm hại, ta cảm kích, vì sao vậy? Vì từ trong cảnh giới này, khảo nghiệm công phu mình rốt cuộc đạt đến trình độ nào. Nếu như còn có một niệm tâm xấu ác, có một niệm không vui, bản thân lập tức quay đầu sám hối, mình chưa đủ đức hạnh, vì sao không chịu được thử thách. Cho nên chắc chắn là “hoan hỷ thọ tư, hà nộ chi hữu?” Người ta đối với tôi như thế, tôi dùng thái độ này đối với họ, dần dần truyền đến đối phương, đối phương sẽ cảm kích, sẽ quay đầu hướng thiện. Ta cứu mình, cũng đã cứu người khác. Nếu ta vừa nghe người khác hủy báng liền nổi nóng, liền có tâm báo thù, oan oan tương báo biết bao giờ dứt, tự hại hại người. Đạo lý này không khó hiểu, lợi hại được mất của điều này cũng không khó hiểu lắm. Thử suy nghĩ tư duy nhiều một chút, chúng ta có thể tự cứu cứu người, tự độ độ tha, như vậy còn có gì vui hơn mà không làm?
Một người ở thế gian, hy vọng suốt đời mình đều có thể duy trì được tâm chân thành, đều có thể mãi mãi duy trì lòng yêu thương, yêu thương tất cả chúng sanh. Người yêu thương mình, mình yêu thương họ không khó. Người hận mình, mình yêu thương họ, đây mới gọi là công phu thật sự, đức hạnh thật sự, học vấn thật sự. Chúng sanh tạo tội thập ác ngũ nghịch, ta vẫn chân thành bình đẳng yêu thương họ, vì ta biết họ có Phật tánh. Câu đầu tiên trong Tam Tự Kinh nói: “nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, ta biết tánh họ vốn thiện, chân tâm chân tánh của họ vốn thiện. Ta tôn kính họ, yêu thương họ. Họ nhiễm những tập khí bất thiện, đó không phải thật, điều này có thể sửa. Chỉ cần nhất niệm hồi đầu, họ chính là thiện nhân, khôi phục bản lai của họ. Những đạo lýchân tướng sự thật này không thể không biết.
Liễu Phàm tiên sinh nói tiếp: “Hựu văn báng nhi bất nộ”, giống như
không có việc gì xảy ra. “Tuy sàm diễm huân thiên, như cử hỏa phấn không, chung tương tự tức”. Từ lúc tôi còn trẻ đã học được, tôi hiểu rõ ràng minh bạch. Hình như là năm ngoái, pháp sư Ngộ Đạo fax cho tôi một số báo và tạp chí của Đài Loan, viết cho tôi một lá thư. Đây đều là những người xuất gia ở Đài Loan, chỉ thẳng vào tên tôi, hủy báng tôi, nhục mạ tôi. Nói tôi đề xướng bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ là tội rất lớn, khiến rất nhiều người niệm Phật đi vào mê lầm, họ viết một bài văn rất dài. Pháp sư Ngộ Đạo tìm một nhóm đồng học viết bài phản bác lại, tôi lập tức gọi điện nói với ông, cứ mặc kệ họ, chúng ta đừng nói gì cả, vì sao vậy? Vì họ nói mệt rồi sẽ không nói nữa, không liên quan đến tôi! Họ viết báo cứ mặc cho họ viết, họ viết rồi cũng có lúc mệt, chúng tôi hoàn toàn không có chút phản ứng nào. Thầy Ngộ Đạo cũng nhẫn nhịn, tốt, nghe lời, chúng ta cứ mặc kệ họ, bây giờ không phải không có
chuyện gì ư?
Về việc mắng người, nên biết rằng hai người càng mắng càng hăng, nếu một người mắng còn một người không nói gì. Đến sau cùng mắng mệt tự nhiên họ không mắng nữa, còn người kia ngồi đó rất thoải mái, ở đó làm gì? ngồi nghe nhạc. Người nào cao, người nào thấp? người bàng quan nói, người đó có tu dưỡng, người kia kém phong độ, do người phê bình, chúng ta cần gì phải nói? huống gì mắng người rất mệt, nổi giận tổn thương nghiêm trọng cho thân thể. Cư sĩ Hứa Triết nói, một lần nổi giận, ba ngày chưa hồi phục được, vậy tại sao phải nổi giận?
Nghe họ mắng mình quý vị cảm thấy rất khó chịu, vậy họ mắng người khác tại sao quý vị không thấy khó chịu? Họ mắng tôi Tịnh Không, Tịnh Không là giả danh, rất nhiều người đều có thể gọi Tịnh Không, tôi hà tất phải nhận? Người ta mắng, quý vị tiếp nhận, vậy là quý vị dại, ngu si! Nếu quý vị nghe xong, giống như họ mắng người khác vậy, không liên quan đến mình, tâm bình khí hòa. Nỗi oan này liền được hóa giải, hiểu lầm đối với mình cũng được hóa giải, không cần để ý đến họ.
Đánh nhau cũng như vậy, hai người càng đánh càng hăng. Nếu một người đánh còn người kia không đánh trả, người kia đánh mấy cái cảm thấy rất ngượng ngùng. Nếu đánh tiếp thì người ta không đánh trả, còn không đánh lại cảm thấy khó coi. Phương pháp này rất có hiệu quả đối với người thích đánh nhau, tôi từng dùng. Lúc trẻ tôi gặp một vài người bạn hay nổi giận, họ đánh tôi tôi không đánh trả. Họ đẩy tôi ngã, tôi liền nằm xuống đất không đứng lên. Người xung qoanh nhìn thấy, họ ở đó rất khó coi không biết phải làm gì, muốn đánh cũng không đánh được, không đánh hình như cũng không cách nào thu hồi. Chiêu này của tôi rất cao minh, không cần tranh với người khác, nhất định duy trì tốt tình hữu nghị. Hy vọng thời gian lỗi lầm, ngộ nhận này rút ngắn lại, còn tình hữu nghị được vĩnh viễn trường cửu. Đây là đạo lý làm người, giúp chính mình, thành tựu người khác. Cho nên tất cả những lời sàm bậy đều không còn, không cần chúng ta biện minh. Càng biện luận càng rắc rối, không được biện minh, tự nhiên sẽ hóa giải, cách này rất hay !
Trích từ bài giảng Liễu Phàm Tứ Huấn Tập 9, Pháp Sư Tịnh Không Chủ Giảng.
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *