HT Hải Hiền, Lời dạy của đức phật

Có thể chịu khổ mới có thể hết khổ

Có thể chịu khổ mới có thể hết khổ - HT Hải Hiền
Mỗi ngày vào lúc ba giờ sáng Ngài thức dậy, sau khi thức dậy thắp hương, lạy Phật, niệm Phật, nhiễu Phật – Đây chính là thời khóa sáng của Ngài, sau đó thì bắt đầu một ngày lao động. Học Phật 92 năm, có thể ngày ngày như thế, quả thật là rất vất vả. Một đời này Ngài đều chịu khổ, lúc 12 tuổi, quê nhà đại hạn, nông dân không có thu hoạch, cha Ngài đành phải đi ra ngoài xin ăn, trên đường đi bị thổ phỉ đánh chết, chính Ngài cũng từng đi xin ăn. Ngài biết bây giờ chịu khổ cực một chút, lẽ đương nhiên, “có thể chịu khổ mới có thể hết khổ”. Cho nên, Ngài dũng mãnh tinh tấn.
Thích Ca Mâu Ni Phật trước khi nhập diệt, tôn giả A-nan xin hỏi Phật: Phật tại thế chúng con nương Phật làm thầy, Phật không còn tại thế chúng con nương ai làm thầy vậy? Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói hai câu: “Lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy.” Cuộc sống bần hàn, khiến cho chúng ta có tâm xuất ly. Một người tu hành, không thể trì giới, không thể chịu khổ, là không thể vượt thoát lục đạo luân hồi.
Lấy người niệm Phật mà nói, mục tiêu là cầu sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Cho nên một người tu đạo, bất luận tại gia, xuất gia, cuộc sống có thể bần hàn – tốt nhất. Trong cuộc sống của lão Hòa thượng Hải Hiền không cần người chăm sóc, tự mình chăm sóc chinh mình, cả đời Ngài chấp nhận chịu khổ, đặc biệt có thể chịu khổ, Ngài nói với các cư sĩ đến chùa niệm Phật: “Chư vị đến đây phải có thể chịu khổ, có thể chịu khổ mới có thể hết khổ.”
Lão Hòa thượng một đời chưa từng hưởng thụ qua. Một năm trước khi Ngài vãng sanh, mấy vị cư sĩ Nam Dương phỏng vấn lão Hòa thượng một lần. Mọi người rất hứng thú đối với những việc từng trải của lão Hòa thượng, đã hỏi rất nhiều câu hỏi. Lão Hòa thượng nói với họ, năm xưa Ngài đã chăn qua trâu, cày qua ruộng, làm việc chân tay… còn ở núi Đồng Bách đã khai khẩn 14 núi hoang. “Chư vị nghĩ tôi hưởng thụ à?” Lão Hòa thượng cười hỏi ngược lại. Không đợi cư sĩ trả lời, Ngài lại nói tiếp: “Tôi không có hưởng thụ đâu!”
Lão Hòa thượng ngày thường có cơ hội thì sẽ nhắc nhở mọi người: “Niệm Phật tu hành phải có thể chịu khổ, lấy khổ làm thầy, lấy giới làm thầy, không thể mưu cầu cúng dường, hưởng thụ.” Ngài nói giọng Hà Nam một cách rất hình tượng: “Chịu khổ nha, mặc vá nha; muốn làm Hòa thượng, phải làm bà nương.” Lão Hòa thượng nói “phải làm bà nương”, ý là phải biết hầu hạ người. Chịu một chút gian nan nho nhỏ, chịu một chút khổ cực nho nhỏ, lão Hòa thượng hoan toàn không để trong tâm.
Ngày 23 tháng 7 năm 2011, thời tiết ngày hôm đó rất nóng nực. Lúc đó đang là tiết Trung Phục, ba giờ chiều, người bình thường ngồi dưới bóng râm của cây đã phải cảm thấy khô nóng không chịu nổi, thế nhưng lão Hòa thượng lại đội nắng gắt, chuyên chú cuốc cỏ trong ruộng bắp hừng hực hơi nóng, chẳng lẽ lão Hòa thượng không tránh nóng sao? Đồ đệ của lão Hòa thượng, Pháp sư Ấn Chí đã chuẩn bị xong một thùng nước lạnh, đến trước mặt lão Hòa thượng, nói rằng: “Sư phụ à, thầy rửa ráy rồi nghỉ ngơi chút đi, trời nóng lắm, đừng làm nữa!” Pháp sư kiên quyết kéo lão Hòa thượng đến phía dưới lầu cửa của tháp lâm, thao thùng bao bì bằng giấy trải trên đất, để lão Hòa thượng nằm phía trên nghỉ ngơi chút.
Lão Hòa thượng thuận theo nằm xuống, tay phải gối đầu, tay trái vắt lên trên đùi, nằm nghiêng phải. Tư thế nằm ngủ kiểu này hoàn toàn tương ưng với nghi tắc và uy đức đi đứng nằm ngồi mà trong giới luật quy định cần phải có. Pháp sư Ấn Chí ở bên cạnh săn sóc vừa dùng khăn tay ướt lau mồ hôi trên mặt của lão Hòa thượng, không có cách nào, nửa cầu khẩn nửa dặn dò rằng: “Sư phụ à, trời nóng, thầy đừng làm nữa, đợi mát mẻ rồi chúng ta lại làm. Thầy cứ làm vậy nữa, các đệ tử biết phải làm sao.”
Lão Hòa thượng không trả lời Pháp sư, trong miệng chỉ niệm câu “A Di Đà Phật”. Còn có một lần, ngày mùa đông sau cùng ngay trước khi lão Hòa thượng vãng sanh, trong chùa có mấy vị khách đến, chuẩn bị trú một thời gian ít bữa ở chùa Lai Phật. Bởi vì chùa ngày thường rất ít có người đến, việc đến của họ làm cho chùa trở nên náo nhiệt lên. Trước một bữa cơm tối, lão Hòa thượng đang chẻ rễ cây, mọi người quây quần bên lão Hòa thượng, đợi Ngài khai thị cho mọi người. Lúc này, một vị không quen biết lão Hòa thượng nhìn thấy tay Ngài bị cọ xát, thì ngồi xổm người xuống nói với lão Hòa thượng: “Ngài đừng chẻ thêm nữa, tay đã chảy máu rồi.”
Lão Hòa thượng giơ tay lên xem qua, nhìn người thanh niên nhẹ nhàng nói một câu: “Không phải chỉ một chút máu sao, anh sợ cái gì chứ?” Nghe lão Hòa thượng nói như vậy, mọi người bỗng nhiên cười phá lên. Một câu nói của lão Hòa thượng, làm cho bầu không khí chốc lát nhẹ nhõm sinh động lên. Một lát, Pháp sư Ấn Toàn qua mời lão Hòa thượng đi ăn cơm, lão Hòa thượng nói chầm chậm: “Để đó nguội tí trước, ta chẻ nó ra mới đi ăn.” Pháp sư Ấn Toàn vừa nghe, lập tức giành lấy công cụ trong tay lão Hòa thượng, nói: “Sư phụ! Thầy đi ăn đi, để con chẻ!” Vừa nói vừa lấy rìu bổ trên rễ cây, xách lên cái búa nhắm lên đầu rìu nện. Lão Hòa thượng vội vàng nói: “Chậm một chút! Chậm một chút! Đừng nện hư rìu đấy.” Lời nói vừa dứt, cán rìu quả nhiên bị nện đứt rồi. Lão Hòa thượng một chút cũng không có ý oán trách Pháp sư Ấn Toàn, đứng người dậy cười gọi những người khác nói: “Đi, chúng ta đi ăn cơm thôi!”
– Trích: sách Hải Hội Thánh Hiền Lục (Hòa Thượng Hải Hiền)
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *