Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Chúng ta phải tự đo lường chính mình, bản thân thật sự hạ quyết tâm đi

Pháp giới Tứ thánh là giấc mơ đẹp - A MI Đà Phật
Nếu nguyện lực, thật sự muốn đi, mạnh hơn nghiệp lực, như vật chắc chắn vãng sanh. Quyền thao túng này đều ở trong tay mình, không phải do người khác, không phải Phật A Di Đà làm chủ. Phật A Di Đà đến tiếp dẫn ta, điều kiện vẫn là bản thân ta đồng ý hay không. Thuyền pháp của Bồ Tát đến, quý vị có muốn lên chăng?
Tất cả chúng sanh, là nói về chúng sanh vãng sanh, điều kiện vãng sanh hoàn toàn ở tín tâm nguyện tâm. Tin thật, muốn đi, điều kiện này sẽ đầy đủ. Nói thì dễ, nhưng người tin thật, muốn đi quả thật không nhiều. Nếu như không tin, ta có thể làm trắc nghiệm. Quý nói niệm Phật đường này của tôi, niệm Phật bảy ngày là vãng sanh. Không cần nói nhiều, bảy ngày vãng sanh, triệu tập mọi người đến niệm Phật, quý vị xem có thể triệu tập được mấy người. Đồng nghĩa là nói với mọi người, đến chỗ này của tôi là bảy ngày sau phải chết, như vậy có ai dám đến. Bởi vậy miệng nói vãng sanh thì dễ, nhưng thật sự vãng sanh sẽ khiến mọi người sợ hãi, không dám đi, đây là thật.
Từ đây chúng ta có thể hiểu, người tin thật, muốn cầu vãng sanh quả thật không nhiều. Bởi vậy đệ tử chơn chánh của Phật không nhiều, giả nhiều hơn. Bồ Tát thật cũng ít, Bồ Tát giả rất nhiều, khắp nơi đều có. Trong xã hội hiện tại của chúng ta, chúng ta không thể không biết. Quan trọng là phải hồi quang phản chiếu, nghĩ lại xem mình là thật hay là giả, mình thuộc bên nào, điều này rất quan trọng. Làm sao để nhận ra? Nếu là thật, họ buông bỏ tất cả. Chỉ cần có một vài điều chưa buông bỏ, đó không phải thật, điều này rất dễ nhận ra. Trong cuộc sống hằng ngày, ta xem họ nghĩ gì, họ nói những gì. Nếu còn nghĩ đến những chuyện không liên quan, và nói những điều không liên quan, như vậy là không phải thật. Thật thì sao? Họ chỉ nghĩ đến một điều, là A Di Đà Phật, quý vị hỏi họ còn nghĩ gì khác nữa chăng? Không có, không có ý niệm nào khác ngoài câu A Di Đà Phật. Mọi sự, mọi cảnh, mọi duyên khác đều tùy duyên, không có gì không tốt. Đó là thật, đó không phải giả.
Quan tâm đối với tất cả người sự vật, đó đều là dư thừa, vì sao vậy? Vì mỗi người đều có nghiệp lực của riêng mình, mỗi người đều có nguyện lực của mình, sức mạnh nào lớn? Nếu nghiệp lực mạnh hơn nguyện lực, như vậy nghĩa là quý vị tiếp tục trôi lăn trong luân hồi. Niệm Phật cũng không được, cũng không thể vãng sanh. Nếu nguyện lực, thật sự muốn đi, mạnh hơn nghiệp lực, như vật chắc chắn vãng sanh. Quyền thao túng này đều ở trong tay mình, không phải do người khác, không phải Phật A Di Đà làm chủ. Phật A Di Đà đến tiếp dẫn ta, điều kiện vẫn là bản thân ta đồng ý hay không. Thuyền pháp của Bồ Tát đến, quý vị có muốn lên chăng? Muốn lên nghĩa là được độ, không muốn lên tức là tiếp tục trôi lăn trong luân hồi. Chúng ta không thể không biết điều này. Pháp thế gian, pháp xuất thế gian đều do mình thao túng, đạo lý này không thể không biết. Phật Bồ Tát không làm chủ được. Thượng đế cũng không làm chủ được. Vua Diêm la cũng không làm chủ được. Ai làm chủ? Chính mình làm chủ, đây mới là thật.
Trong kinh điển Đức Thế Tôn luôn nhắc nhở chúng ta, tổ sư đại đức thường cảnh tỉnh chúng ta, phải tin thật, phải nguyện thiết, vãng sanh được hay không đều dựa vào điều này. Đối với công phu niệm Phật sâu hay cạn, công phu niệm Phật sâu hay cạn không phải niệm Phật nhiều hay ít, không liên quan đến điều này. Nhưng nó có thể làm trợ duyên, nó không phải chủ yếu. Chủ yếu là gì? Chủ yếu ở chỗ ta buông bỏ được bao nhiêu, điều này quan trọng. Nếu thật sự tất cả pháp thế xuất thế gian đều buông bỏ hết, nhất tâm cầu sanh thế giới tây phương Cực Lạc. Một ngày niệm một câu, mười câu đều được, đều không ít. Đây quả thật như các bậc tổ sư nói: “một niệm tương ưng một niệm Phật”, một niệm đó của họ tương ưng với Phật A Di Đà. Chúng ta niệm một vạn câu, niệm mười vạn câu chưa chắc tương ưng. Người ta một niệm tương ưng, cho nên hiệu quả rất thù thắng, đạo lý là như thế.
Câu “tất cả chúng sanh” này, phạm vi bao gồm rất rộng, người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc. Chúng ta biết hàng thượng thượng thừa là Bồ Tát, hàng hạ hạ căn đó là những chúng sanh tạo ngũ nghịch thập ác. Trong kinh nói với chúng ta, chỉ cần họ tin, thực hành đều có thể vãng sanh. Ngũ nghịch thập ác đều có thể vãng sanh, ở trước chúng ta đã học, cho nên phạm vi này rất rộng. Tất cả chúng sanh, “nếu nghe tiếng ta”, tiếng tức là danh hiệu. Giả dụ quý vị nghe một câu nam Mô A Di Đà Phật, trên thực tế danh hiệu chính là A Di Đà Phật, nam mô không phải danh hiệu.
Cuối thời nhà Minh, lúc đại sư Liên Trì tại thế, câu chuyện này ghi trong Trúc Song Tùy Bút. Từng có người đến thỉnh giáo ngài, phải niệm Phật như thế nào? Đại sư dạy người khác niệm sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật. Người khác hỏi, ngài niệm như thế nào? Ngài nói, tôi chỉ niệm A Di Đà Phật. Vậy tại sao ngài dạy người khác niệm Nam Mô A Di Đà Phật, còn chính ngài chỉ niệm A Di Đà Phật? Nam mô nghĩa là quy y, nghĩa là quy mạng, là lời khách sáo. Ta quy y Phật A Di Đà, quy mạng Phật A Di Đà. Trong kinh nói chấp trì danh hiệu, danh hiệu chỉ có bốn chữ, vì sao tôi niệm bốn chữ này? Vì tôi muốn vãng sanh, cho nên có thể lược bớt chữ nam mô, không cần dùng nó. Vì sao dạy quý vị niệm sáu chữ? Vì quý vị vẫn chưa muốn đi, cho nên phải thêm vào chữ nam mô, nam mô nghĩa là cung kính, cung kính Phật A Di Đà, quy y Phật A Di Đà, chính là nghĩa này. Vì sao vậy? Vì tâm ta không kiên quyết. Nếu tâm kiên quyết, tin thật, nguyện thiết, thì niệm bốn chữ này là được. Trong kinh nói, danh hiệu chỉ có bốn chữ, điều này nói rất rõ ràng thấu triệt.
Chúng ta phải tự đo lường chính mình, bản thân thật sự hạ quyết tâm đi, chỉ cần bốn chữ này, càng đơn giản càng tốt. Chúng ta còn chút lưu luyến nào đối với thế gian này, thêm vào hai chữ nam mô cũng rất hay. Nếu như không còn lưu luyến thế gian này, không cần thêm vào hai chữ nam mô. Đại sư Ngẫu Ích dạy như thế.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 222 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *