Lão sư dạy tôi tu ba loại bố thí: bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy. Ba loại bố thí đều cần đến tiền, tôi làm gì có tiền. Lão sư dạy tôi, nếu tận hết sức bố thí một đồng tiền, bố thí một xu tiền mà bản thân bạn có được thì sự bố thí tài đó của bạn liền viên mãn.
Điều này khiến tôi nhớ lại trong Liễu Phàm Tứ Huấn có một câu chuyện nhỏ, có một cô gái khi con nghèo khó đã bố thí hai đồng tiền, về sau cô được làm hoàng hậu. Khi đó vị trụ trì đã làm hồi hướng cho cô, giúp cô tu phước.
Đến khi cô được làm hoàng hậu, mang nghìn lượng vàng đến ngôi chùa đó để cúng dường, lão Hòa Thượng không thèm để ý đến cô,chỉ bảo một người đồ đệ đi làm hồi hướng cho cô mà thôi. Vì thế cô thấy rất kỳ lạ, cô nói ” Khi tôi còn nhỏ đến ngôi chùa này chỉ cúng dường có hai đồng thôi mà Hòa Thượng Ngài đích thân hồi hướng cho tôi”. Lão Hòa Thượng liền nói: “Số tiền đó tuy ít nhưng tâm địa của hoàng hậu là chân thành. Chân thành nên có vô lượng công đức, ta không làm hồi hướng thì có lỗi với người.
Bây giờ tuy hoàng hậu bố thí rất nhiều tiền nhưng với tập khí ngạo mạn, hoàng hậu đã không còn tâm cung kính nữa, cho nên đồ đệ của ta làm hồi hướng cho người là được rồi”.
Đây chính là việc bố thí không quan trọng ở tiền nhiều hay ít, tâm của bạn chân thành, tâm viên mãn thì công đức là viên mãn.
Chúng ta hiểu được đạo lý này, không phải là người nghèo thì không thể tu phước, người nghèo thường tu đại phước. Họ bố thí một, hai đồng, người giàu có thì bố thí mấy chục ngàn, mấy trăm ngàn, nhưng cũng không sánh bằng công đức của người nghèo.
Thật vậy không giả chút nào, vậy nên phải học.