Tôi thường hay nghe người nói với tôi, đại chúng cùng nhau cộng tu, chịu đựng tánh khí của đồng tu, chịu sỉ nhục của đồng tu: “Con nhẫn chịu không nổi rồi, con muốn rời khỏi đạo tràng này”. Tôi khuyên họ phải nhẫn nhục, phải nhẫn nại. Vì sao vậy? Cái đạo tràng này hy hữu khó gặp. Những người làm cho bạn phiền não, những người tự cho mình là đúng, đó là ma chướng của bạn. Nếu bạn không thể nào khắc phục thì bạn liền bị họ chướng ngại, cơ duyên được độ của bạn ngay đời này liền bị họ cắt mất. Vậy thì họ có tội, bạn cũng có lỗi rồi. Cho nên, chúng ta phải học Bồ-tát, phải tu nhẫn nhục Ba La Mật, xem những người “ngoan lệ tự dụng” (độc ác tàn nhẫn, tự cho là đúng) này là Bồ Tát, thành tựu nhẫn nhục Ba La Mật cho ta. Đây là Phật dạy cho chúng ta.
Chúng ta dùng thái độ gì đối với người ác, đối với những người “cương cường bất nhân”, người “ngoan lệ tự dụng” (độc ác tàn nhẫn, tự cho là đúng) vậy? Chúng ta dùng lương thiện, hậu đạo, nhu hòa; ở trong đây tu nhẫn nhục Ba La Mật. Bạn có thể đem cái này học thành công thì ngay đời này bạn nhất định đắc đạo, chắc chắn thành tựu, không chỉ chính mình độ được chính mình, mà bạn cũng độ được đối phương. Đối phương có lỗi, nhưng không đến nỗi đọa địa ngục, nếu như bạn thoái chuyển họ chắc chắn đọa địa ngục. Bạn không hề thoái chuyển, tinh tấn, vãng sanh bất thoái thành Phật, họ sẽ không đọa ba đường. Tự độ và độ người, đây là chúng ta phải học Bồ Tát đạo.
Làm thế nào cùng ở chung với những người cương cường bất nhân, tự cho là đúng đây? Việc này nhất định phải rõ lý, nhất định phải có tính nhẫn nhục rất lớn thì mới có thể làm đến được. Nhất là chúng ta phải cảnh giác, mà những lời Phật thường hay răn dạy: “Thế gian vô thường, cõi nước mong manh”. Chúng ta cùng tất cả đại chúng, bất luận họ làm thiện hay tạo ác, thời gian chúng ta ở chung đều không thường xuyên, đều rất ngắn, đâu cần để ý, hà tất lại để ở trong lòng chứ?
Người ta hành thiện chúng ta hoan hỉ cung kính tán thán, họ làm ác chúng ta học Phật Bồ Tát cung kính đối với họ mà không tán thán. Đây là trong Hoa Nghiêm, Bồ Tát Phổ Hiền dạy chúng ta. Nếu như họ có thiện căn, xem thấy thái độ này của chúng ta đối với họ, họ liền sẽ phản tỉnh. Người ta cung kính đối với mình nhưng vì sao lại không tán thán mình? Nghĩ lại chính mình có khuyết điểm gì, họ liền sửa lỗi đổi mới. Cho dù họ không thể sửa lỗi đổi mới, chúng ta cũng không kết oán thù với họ.
Họ tức giận với ta, ta liền nhận chịu: “Thôi vậy, công việc của chính mình vẫn phải chăm chỉ nỗ lực mà làm, quyết không bởi vì họ sỉ nhục đối với ta, họ làm cho ta tức giận công việc của ta liền giải đãi, công việc của ta không còn chăm chỉ, thoái chuyển, nản lòng”. Thiện tâm làm việc tốt, vì tất cả chúng sanh làm việc tốt, vì Phật pháp làm việc tốt, còn phải chịu nhiều oan uổng. Tức khí đến như vậy, sự việc như vậy thường có quá nhiều quá nhiều rồi.
Ta chính mình ở rất nhiều nơi chốn, đem Phật pháp giới thiệu cho đại chúng, có người hoan hỉ tán thán, cũng có người đố kỵ oán hận, cũng có người nghĩ ra vô số phương pháp chướng ngại. Thế nhưng chúng ta vẫn phải làm, không thể nói họ đố kỵ, họ sỉ nhục, họ hãm hại, họ chướng ngại thì ta liền không làm vậy thì ta sai rồi. Ta vẫn là phải làm, làm đến chết mới thôi, sống một ngày thì làm một ngày. Đây là chúng ta tiếp nhận giáo huấn của Thánh hiền. Chúng ta chính mình phải học năm đức tính “ôn – lương – cung – kiệm – nhượng” của Phu Tử, phải học Sáu Ba La Mật “nhẫn nhục – tinh tấn – thiền định – trí huệ” của Bồ Tát, hóa giải hết thảy oán kết, vô số oán kết của đời quá khứ và đời này.
Trích từ Thái Thượng Cảm Ứng Thiên – Tập 60 do pháp sư Tịnh Không chủ giảng.
Nam Mô A Di Đà Phật