Mấy năm gần đây chúng tôi khởi xướng “Tam thời hệ niệm Phật sự”, thuộc về cầu nguyện. Đem những công đức này hồi hướng hoá giải thiên tai. Đệ tử Phật cần nên làm. Nhưng cầu nguyện, như những việc tụng kinh bái sám, bao gồm tam thời hệ niệm, đều thuộc về cầu nguyện. Cầu nguyện là trị ngọn chứ không phải trị gốc, nên hiểu điều đó. Như thế nào gọi là trị gốc? Giáo dục là trị gốc. Nên khi chúng ta giao lưu, trong lúc giao lưu đặc biệt đưa ra vấn đề này, hy vọng mỗi tôn giáo đều có thể khôi phục lại nền giáo dục. Đưa tôn giáo trở về với giáo dục.
Con người trong xã hội hiện nay bài xích tôn giáo, nói tôn giáo mê tín. Không thể trách họ, họ không sai. Người xưa thường nói “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”. Chúng ta nhìn lại để phản tỉnh, chúng ta làm không tốt khiến người khác sanh tâm ngộ nhận. Người ta hỏi tôn giáo có cống hiến như thế nào đối với xã hội? Chúng ta nói hàng ngày cầu phúc cho mọi người, đây là mê tín. Vì họ không tin có thần. Nhưng chúng ta nghĩ đến giáo dục, ngày nay trên toàn thế giới, đã dạy hư con người. Từ trường mẫu giáo đến đại học đến thạc sĩ, sao lại dạy hư con người? Không có giáo dục luân lý, không có giáo dục đạo đức, không có giáo dục nhân quả. Trong tất cả giáo dục đều không có những môn học này. Nên tôi đề nghị, tôn giáo chúng ta cần phải hướng đến giáo dục. Đem ba loại giáo dục này bổ túc thêm vào. Trong kinh điển của mỗi tôn giáo đều có luân lý, đạo đức, nhân quả rất phong phú. Chúng ta có thể phổ biến những điều này, để cho tín đồ giáo hữu cùng nhau học tập. Bù đắp vào chỗ thiếu sót của giáo dục xã hội hiện nay.
Hiện nay toàn ngành giáo dục đều thiếu đức. Giáo dục thiếu đức nên xã hội động loạn, dẫn đến thiên tai của địa cầu. Chúng ta đem đức này bổ sung vào. Nên nói chúng ta làm giáo dục bổ khuyết. Nó thiếu thì chúng ta bổ sung vào. Như vậy là tôn giáo đã cống hiến cho xã hội. Tôn giáo giúp xã hội an định, giúp thế giới hoà bình, giúp chúng sanh có cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn. Đây là điều mà tôn giáo hiện tại cần phải làm.
Nghi thức cầu nguyện có thể giữ lại, nhưng phải lấy giáo dục làm chủ. Những nghi thức quy tắc này làm phụ đạo, chánh phụ song tu. Để cho mọi người trong xã hội sanh khởi tín tâm đối với tôn giáo làm. Tôn giáo mới có lý do tồn tại, nếu không đi theo con đường giáo dục này, tôi công khai nói với mọi người, suy nghĩ này của tôi đại khái đã có 30 năm. 30 năm sau tôn giáo trên xã hội này sẽ mất đi, không ai tin tưởng. Giáo đình này làm ra một bản báo cáo. Họ có điều tra những năm gần đây, tỷ lệ số người tín ngưỡng trên toàn thế giới ngày càng ít. Đặc biệt là lớp trẻ tuổi. Người học khoa học cũng ngày càng ít, nên giáo đình cũng rất lo lắng. Vì vậy giáo dục tôn giáo rất quan trọng.
Đức Thế Tôn lúc còn tại thế cũng suốt đời dạy học. Năm 30 tuổi sau khi ngài khai ngộ, 79 tuổi viên tịch. Suốt 49 năm không ngày nào chẳng lên lớp dạy. Không ngày nào mà chẳng cùng mọi người chia sẻ. Việc này quan trọng biết bao! Chúng ta là người duy trì huệ mạng của Phật, là người duy trì huệ mạng dạy học của Phật. Đức Thế Tôn tại thế, quý vị thử tra lại kinh điển xem, ngài chưa từng làm qua một lần bái sám nào. Như những việc siêu độ hiện nay, không có, một lần cũng không. Chưa từng tổ chức một lần pháp hội, pháp hội của ngài chính là giảng kinh. Cũng chưa từng tổ chức Phật Thất, thiền thất, không có. Trong kinh điển hoàn toàn không tìm thấy.
Đó là gì? Đức Phật nói tu hành là ở mỗi người. Đức Phật chỉ giảng dạy. Bài học nào nghe hiểu, nghe minh bạch thật sự y theo mà hành trì. Đức Phật đều tán thán. Chỉ cần thâm nhập vào một môn và huân tu lâu ngày, thì chẳng có chuyện không được định, chẳng có chuyện không khai trí tuệ. Mục tiêu tu học của Phật pháp là được định, được tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Là khai ngộ, khai trí tuệ. Nên những thứ ngài dạy rất có giá trị, vì thế người học rất nhiều, đã truyền đến hơn 3000 năm.
Theo ghi chép của lịch sử Trung quốc, Đức Thế Tôn diệt độ đến nay là 3038 năm. Người ngoại quốc nói hơn 2500 năm. Người Trung Quốc nói, Đức Thế Tôn ra đời vào năm thứ 24 của Chu Chiêu Vương. Lịch sử Trung Quốc ghi chép rất rõ ràng, khi Thế Tôn nhập diệt là thời đại của Chu Mục vương. Bảy mươi chín tuổi ngài niết bàn. Là giáo dục không phải tôn giáo. Phật pháp biến thành tôn giáo thật là không sao hiểu nổi. Sao lại biến thành tôn giáo? Khi truyền đến Trung Quốc, giáo dục này, giáo dục của Đức Phật do đức vua trực tiếp quản lý, nên nó truyền bá rất nhanh, phương diện ảnh hưởng rộng. Người Trung Quốc tôn kính Hoàng đế.
Giáo dục Nho giáo tượng trưng cho truyền thống văn hoá xưa, do Tể tướng quản. Nên phạm vi của nó giới hạn như trường tư, giới hạn như trường học của quốc gia. Không như Phật giáo, Phật giáo do vua quản lý, nên các nơi đều có tự viện am đường, truyền bá rất rộng. Đối với xã hội khởi tác dụng rất lớn nên xã hội an định. Luân lý Phật giáo, luân lý là nói về quan hệ, quan hệ giữa con người với con người. Hoàn toàn tương đồng với ngũ luân của truyền thống văn hoá xưa. Phật pháp rất chú trọng về tôn sư trọng đạo. Phật là thầy. Phật dạy chúng ta phương pháp rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, không hề phức tạp.
Pháp môn tuy nhiều, kinh luận tuy nhiều. Nhưng Đức Phật chỉ yêu cầu ta học một thứ. Một kinh đã thông suốt thì các kinh khác đều thông suốt. Đây là phương pháp dạy học ngày xưa. Thầy nói với tôi, điều này là thầy Lý nói với tôi. Học Phật, học giáo lý trong kinh điển. Vì sao? Lý thông thì tất cả đều thông. Không có năng lực này thì học giáo nghĩa. Giáo nghĩa cũng là lý, nhưng nó có giới hạn. Có thể thông một bộ phận mà không thể thông toàn thể. Ví dụ như Tịnh Độ tông. Tịnh độ tông có thể thông, nhưng các tông phái khác không thể thông. Nếu là giáo lý sẽ thông hết. Không thể học văn tự, học văn tự là hỏng hết. Học một bộ chỉ biết một bộ, không học thì không biết. Phải hiểu về lý, chú trọng về khai ngộ. Điều này không thể không biết. Hết giờ rồi, hôm nay chúng ta học đến đây.
– HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 318.