Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Thể của tâm Bồ Đề chính là chân tâm

Tâm Bồ Đề kiên cố
Tâm Bồ Đề là tâm chân thật giác ngộ, triệt để giác ngộ. Thể của tâm Bồ Đề chính là chân tâm, là bản tánh của chính mình.
Điều sau cùng là “Bất ly Bồ Đề tâm cúng dường”: Trong bảy điều này, điều đầu tiên và điều cuối cùng là quan trọng nhất. Khi vừa mở đầu và khi tổng kết, tâm Bồ Đề là tâm chân thật giác ngộ, tâm triệt để giác ngộ. Phật ở trong “Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh” giảng tâm Bồ Đề với chúng ta, thể của tâm Bồ Đề chính là chân tâm, là bản tánh của chính mình. Ai mà không có tâm Bồ Đề? Mỗi mỗi đều có tâm Bồ Đề, nhưng đáng tiếc là mê rồi. Mê rồi thì không gọi là tâm Bồ Đề, giác ngộ rồi thì tâm này gọi là tâm Bồ Đề, khác nhau chỉ ở giác – mê mà thôi. Bạn nhất định phải giác ngộ, không thể mê hoặc nữa. Thể của tâm Bồ Đề là tâm chân thành, đối với người, với việc, với vật nhất định phải dùng tâm chân thành, không thể dùng hư vọng, phải nói lời thành thật, không tự gạt mình, không gạt người.
Hiện tại trong pháp luật của toàn thế giới đều chú trọng đến quyền riêng tư. Cá nhân có bí mật, không thể để cho người biết. Bí mật thì làm gì là việc tốt được? Chân thành, hoàn toàn phơi bày, không có chút gì bí mật! Bạn phải nên biết, bạn có bí mật thì bạn sống rất khổ sở, phải thường hay bảo mật thì rất khổ. Người không có bí mật thì sống rất tự tại, rất là thoải mái; không có bí mật, đối với bất cứ người nào cũng đều là trung thực, thành thật, quyết định không có che giấu. Ở Hoa Kỳ có các đồng tu trách tôi: “Pháp sư! Vì sao Ngài không có một chút bí mật nào hết vậy?”. Bí mật gì vậy? Tiền gởi ở trong ngân hàng, ngân hàng mà tôi gởi tiền mọi người đều biết, không một người nào không biết, nên họ nói: “Việc này không thể để cho người khác biết”. Tôi nói: “Tại sao không thể để cho người khác biết? Hơn nữa, số tiền đó cũng không phải của tôi, mà do mọi người cúng dường, tôi sẽ không dùng đến nó. Hiện tại chưa dùng thì phải để ở ngân hàng, lúc nào có việc dùng thì lấy ra để dùng, chính tôi từ trước đến giờ không dùng đến”. Hiện tại số tiền đó chi ra lớn nhất chính là tiền học bổng, ngoài ra, khi gặp được một số người khổ nạn thì tôi giúp cho họ. Lần trước ở Hong Kong, pháp sư Minh Tinh là học sinh khóa trước của chúng ta, ông nói, ở quê hương ông có một học trò trẻ tuổi, tánh tình và học tập đều rất tốt, nhưng nhà cậu rất nghèo khổ, không đủ tiền đi học. Trường học bằng lòng miễn học phí cho cậu, thế nhưng sinh hoạt phí thì cậu không có. Tôi hỏi ông ấy, một tháng sinh hoạt phí phải tốn bao nhiêu tiền? Ông nói, hai trăm nhân dân tệ. Tôi liền bảo với ông ấy, nên cố gắng cho cậu ấy đi học, học thẳng đến đại học, tất cả phí dụng của cậu ấy tôi trả. Một thanh niên tốt như vậy, chỉ vì hoàn cảnh sinh hoạt bức bách mà không thể đi học, thật đáng tiếc. Khi cậu ấy học xong là một nhân tài của quốc gia, vì địa phương tạo phước. Cho nên, chúng ta đối với người là một mảng chân thành, nhất định không có một câu vọng ngữ.
Tâm chân thành khởi tác dụng chính là thâm tâm cùng tâm đại bi. Thâm tâm là hiếu thiện, hiếu đức. Tâm đại bi là giúp cho tất cả chúng sanh. Đại từ đại bi, trong Tịnh tông chúng ta đã nói “hồi hướng phát nguyện tâm”. Tất cả công đức mà chính mình tu được, chính mình không cần hưởng thụ, bằng lòng cho tất cả chúng sanh hưởng thụ, bạn nói xem, tự tại dường nào, an lạc dường nào! Chúng ta xem thấy có rất nhiều người trải qua ngày tháng hạnh phúc, an vui, đó mới là an vui chân thật, hạnh phúc chân thật.
Trên “Kinh Hoa Nghiêm”, Bồ Tát Phổ Hiền nói cho chúng ta nghe bảy loại pháp cúng dường. Chúng ta phải quảng tu, phải dùng tâm chân thành mà tu, tận tâm tận lực mà tu thì phước báo mà bạn có được cũng viên mãn giống như trên quả địa Như Lai vậy.
🙏🙏🙏
🌸(Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh – Tập 14)
🌸Giảng lần thứ 10 tại Singapore
🌸Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *