Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Y giáo phụng hành chính là đệ tử của ngài

Y giáo phụng hành chính là đệ tử của ngài - HT Tịnh Không
Tất cả pháp đều có nhân có duyên có quả có báo, nhân duyên quả báo. Thế xuất thế gian pháp cũng không tách rời định luật này. Trồng nhân gì thì gặp được duyên đó. Nhân gặp được duyên thì quả báo sẽ hiện tiền. Nên những người này trong quá khứ là đệ tử của đức Thế Tôn. Lần này Đức Thế Tôn thị hiện thành Phật lại gặp được họ. Chứng tỏ những người này thiện căn sâu dày. Trong này hiển bày cho chúng ta một thông tin là, tất cả pháp trong thế xuất thế gian đều không tách rời nhân duyên quả báo. Thật sự hiểu rõ ràng minh bạch rồi, việc gì trên thế gian này là quan trọng nhất? Trồng thiện nhân là quan trọng nhất, kết thiện duyên là quan trọng nhất.
Thiện nhân thiện duyên rất nhiều, vậy nhân nào mới là quan trọng nhất? Giúp chúng sanh giác ngộ là quan trọng nhất. Quý vị thấy, Chư Phật Như Lai không làm việc gì khác, chỉ chuyên môn làm việc này. Điều này là thật không phải giả. Cuộc đời của Đức Thế Tôn giảng kinh giáo hoá là pháp bố thí. Kinh Bát Nhã, Kinh Kim Cang quí vị đọc rất nhiều. Ví dụ trong kinh Kim Cang nói, bố thí bảy báu trong thế giới đại thiên, cũng không bằng vì người khác nói bài kệ bốn câu. Bài kệ bốn câu là pháp bố thí, bố thí bảy báu trong thế giới đại thiên cũng không hơn được. Vì sao? Bố thí bảy báu chỉ có thể giải quyết vấn đề vật chất. Cuộc sống vật chất của họ quá khổ, bố thí vật chất khiến họ sống thọải mái hơn nhưng không thể giác ngộ. Không thể giác ngộ chính là không thể cải thiện tự ngã, phải dựa vào người khác, như vậy mới là khổ! Nên Đức Phật không làm việc này. Suốt cuộc đời chỉ chuyên môn tận lực dạy học_pháp bố thí. Trụ thế dạy học 49 năm, vui vì điều này mà không thấy mệt nhọc!
Ấn Quang đại sư đặc biệt thị hiện cho chúng ta thấy. Thị hiện như thế nào? Thị hiện không có duyên dạy học. Ngài là người Sơn Tây, nên giọng nói rất nặng. Giảng kinh một số người nghe không hiểu. Ngài đã dùng phương pháp gì? Dùng văn tự. Dùng thông tin, dùng văn tự dạy học rất thành công. Ngài 70 tuổi mới ra hoằng pháp, trước 70 tuổi đọc sách. Ngài thị hiện như cổ nhân nói “hậu tích bạc phát”. Quý vị xem, 70 công lực, vừa phát ra sức mạnh rất lớn. Ngài hoằng pháp chỉ 10 năm, 80 tuổi viên tịch. 10 năm, 10 năm thành tựu. Trong 100 năm nay, bất luận là tại gia hay xuất gia, chưa có người nào có thể vượt hơn ngài. Thật quá vĩ đại! Người mộ danh đến thân cận ngài rất đông. Sau khi nổi danh cúng dường cũng nhiều. Cúng dường cho ngài ngài không hưởng một đồng một xu nào cả, vẫn mặc y phục cũ kỷ của mình, vẫn ăn rau củ như bình thường. Mọi thứ cúng dường đều là ngài dạy chỉ làm một việc là in kinh bố thí. Ngài đem tiền người ta cúng dường thành lập một xưởng in ấn, tự mình in sách. Xưởng in ấn này ở Chùa Báo Quốc -Tô Châu, gọi là Hoằng Hoá Xã. Đây là sự nghiệp của ngài, cũng chính là của thập phương cúng dường, in ấn kinh luận.
Năm 1977, lần đầu tiên tôi rời Đài Loan đến HongKong giảng kinh. Lần đó tôi ở HongKong bốn tháng giảng Kinh Lăng Nghiêm. Hai tháng trước ở nơi thư viện Phật giáo Trung Hoa của Đàm Hư pháp sư. Vì ở nơi thư viện, thấy trong thư viện cất giữ sách Hoằng Hoá Xã của Ấn Quang đại sư rất đầy đủ. Tôi vô cùng hoan hỷ, vì thầy giáo của tôi là Lý Bính Nam là học trò của Ấn Quang đại sư. Tôi gọi Ấn Quang đại sư là sư tổ. Có phần cảm tình này mới biết được sự nghiệp vĩ đại một đời của ngài. Đây mới thật sự gọi là một môn thâm nhập và huân tu lâu ngày.
Lâu lâu các nơi có thiên tai như khô hạn, lụt lội, có thiên tai như vậy. Ngài cũng cứu trợ, tiền cứu trợ từ đâu mà có? Lấy ra một ít từ trong khoản tiền in ấn kinh để cứu trợ. Chủ chốt là in ấn kinh, còn các sự nghiệp khác là phụ. Điều này nói lên một điều, tiền chuyên dùng. Có thiên tai lớn có thể lấy ra vài ngàn trong số tiền dùng riêng. Lúc đó là đồng tiền, rất có giá. Tôi nhìn thấy trong Hộ quốc tức tai pháp hội ở Thượng Hải nói, lấy trong khoản tiền in kinh là 3000 đồng để cứu trợ thiên tai. Đây đều là làm gương cho chúng ta, gợi ý cho chúng ta. Chúng ta nên biết phải làm cách nào.
Sau khi tôi xuất gia học Phật, hoàn toàn học Ấn Quang đại sư. Đây là thầy Lý dặn dò tôi. Khi tôi học với thầy, thầy rất khiêm tốn nói với tôi. Thầy có thể dạy tôi năm năm. Sau 5 năm thầy sẽ giới thiệu cho tôi một vị thầy để theo học tập. Tôi nói ai vậy? Ấn Quang đại sư. Ấn Quang đại sư không còn nữa làm sao học với ngài? Văn Sao còn. Nên thầy Lý tặng tôi bốn cuốn Ấn Quang Đại Sư Văn Sao. Hai cuốn chính, hai cuốn viết tiếp. Đây là lúc sớm nhất, 60 năm trước. Hiện nay đã tập trung toàn bộ, tất cả là một tập bảy cuốn dày như vậy.
Đọc sách ngài, y giáo phụng hành chính là đệ tử của ngài. Nên tứ chúng đồng học cúng dường cho tôi, tôi dùng 80 phần trăm thậm chí 90 phần trăm đều dùng vào việc in ấn kinh sách. Đại Tạng Kinh chúng tôi sắp được mười ngàn bộ. Tứ Khố Toàn Thư chúng tôi in 100 bộ. Tứ Khố Hội Yếu chúng tôi in 200 bộ. Quý vị đồng tu nên nhớ, về sau không nên đưa tiền cho tôi. Tôi đã lớn tuổi, còn đưa tiền để tôi làm những việc này, quý vị không ngại sao? Có tiền quý vị tự đi làm, cần gì tìm tôi? Tôi đã lớn tuổi, làm việc đến đây là dừng. Tôi không muốn làm nữa nên không cần tiền.
Không phải sách Phật, nhưng đối với đại chúng trong xã hội có lợi ích, có ưu điểm thật sự, cũng nên làm, cũng nên in. Như tôi hiện nay trong xưởng in ấn có mười ngàn bộ xuất bản, là Quần Thư Trị Yếu của Đường Thái Tông. Tôi đã in mười ngàn bộ. Bộ sách này tôi hy vọng giúp toàn thế giới, làm cách nào để trị xã hội tốt, trị quốc gia tốt, trị thế giới tốt. Triều đại nhà Đường là triều đại hưng thịnh nhất, nền chính trị thời này rất tốt chính là nhờ bộ sách này. Chúng tôi muốn đem bộ sách này truyền ra cho khắp thế giới.
Ngoài ra còn có một bộ Quốc Học Trị Yếu. Đầu năm dân quốc những vị đại sư quốc học, họ dùng thời gian 10 năm để biên tập thành. Chính là tinh hoa của Tứ Khố Toàn Thư, tất cả có 8 cuốn. Thật là hy hữu khó gặp. Tôi có được bộ sách này. Rất nhiều người nói với tôi, có thể muốn tìm bộ thứ hai cũng không có. Tôi cũng đem nó in ra mười ngàn bộ. Đây là gì? Phục hưng cơ sở của văn hoá truyền thống xưa. Ngày nay chúng ta nói văn hoá truyền thống xưa, nên bắt đầu học từ đâu? Bắt đầu học từ bộ sách này. Tất cả chỉ có 8 cuốn. Là chìa khoá của Tứ Khố Toàn Thư, là con đường nhanh nhất để vào Tứ Khố Toàn Thư. Nên đọc trước sách này, sau đó tìm hiểu Tứ Khố. Khi đã hiểu Tứ Khố rồi, mà còn thích điều gì nữa thì cứ chuyên môn nghiên cứu. Vì bộ sách này quá hay.
Không có bộ này thì quý vị xem Tứ Khố Toàn Thư. Bây giờ sách trong nhà sách thương vụ in chữ rất lớn, in cũng rất đẹp. 1500 cuốn sách thì nên bắt đầu học từ đâu? Tôi mua 100 bộ, vốn là muốn tặng cho các trường đại học trong nước, nhưng duyên chưa đủ. Nên nay tôi đã phân chia. Âu Châu 10 bộ, Indonesia 10 bộ, Malaysia 10 bộ. Tôi còn muốn tặng mỗi địa phương trên thế giới. Không có ý gì khác ngoài việc bảo tồn truyền thống văn hoá xưa. Không nên để nó bị huỷ diệt hết trong những trận thiên tai lớn. Dụng tâm của chúng tôi là như vậy.
Quan trọng nhất là lớp trẻ phải biết lập chí. Vì kế thừa tuyệt học của thánh hiền, vì thiên hạ thái bình. Vì chánh pháp cửu trú, vì hoằng pháp lợi sanh. Ngoài việc này ra thì không có mong cầu gì nữa. Làm người truyền thừa của Phật Bồ Tát, làm người truyền thừa của các bậc thánh hiền. Đây chính là “giai nguyện tác Phật”.
Gợi mở của phẩm kinh này đối với chúng ta. Thật sự phát tâm này, chúng ta tin rằng người đó không phải là thường. Người thường không phát tâm được như vậy. Phát ra cũng gọi là lộ thuỷ đạo tâm, họ làm không được. Thật sự phát tâm, thật sự có thể làm được sẽ như trong kinh này, trong quá khứ đã học, có thiện căn, có phước đức. Ngày nay các bậc thánh hiền, Chư Phật Bồ Tát giao sứ mạng cho chúng ta, đem ngọn đèn trí tuệ này vĩnh viễn truyền về sau. Đã biết tất cả pháp không tách rời nhân duyên quả báo.
– HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 320.
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *