Tịnh Độ

Ngày nay chúng ta niệm Phật nhằm múc đích nào?

Ngày nay chúng ta niệm Phật nhằm múc đích nào?
Mục đích là khôi phục cái tâm thanh tịnh của chúng ta.
Bất luận ý niệm nào, thiện niệm cũng thế, mà ác niệm cũng vậy, chánh niệm cũng thế, mà tà niệm cũng vậy, chỉ cần ý niệm dấy lên, ngay lập tức đổi nó thành A Di Đà Phật, khuất phục hết thảy các niệm, đó gọi là công phu.
Đấy gọi là vun bồi bổn tịch, khôi phục tâm nguyên bổn tịch. Sau khi Tịch, nó sẽ có tác dụng Chiếu. Tịch là tâm thanh tịnh, thanh tịnh sẽ sanh trí huệ, trí huệ là tác dụng Chiếu, “Tịch mà thường Chiếu, Chiếu mà thường Tịch”.
Nay công phu chúng ta phải thực hiện là “Tịch mà thường Chiếu”, vì sao ? Vì chúng ta vẫn chưa thể Chiếu, Tịch là trước hết tu Định, trước hết, tu cái tâm thanh tịnh, chẳng để cho cái tâm dậy sóng.
Tâm dậy sóng là gì ? Là phân biệt, chấp trước, vọng tưởng.
Có phân biệt, chấp trước, vọng tưởng, tâm sẽ chẳng bình lặng.
Chúng ta dùng phương pháp Niệm Phật để uốn nắn, đối với hết thảy phân biệt, chấp trước, vọng tưởng, thảy đều dùng một câu A Di Đà Phật để thay thế. Do vậy, trong mười hai thời, chỉ có một câu A Di Đà Phật. Nếu công phu đi đúng quỹ đạo, lúc ngủ vẫn niệm A Di Đà Phật, lúc nằm mộng vẫn niệm A Di Đà Phật, mong mọi người hãy nỗ lực.
Nếu quý vị đạt được cảnh giới ấy, chớ nên hoan hỷ, cảnh giới ấy chỉ là công phu vừa mới đắc lực, vừa mới đi đúng quỹ đạo, không có gì là phi phàm ! Nếu hoan hỷ, cảm thấy chính mình ghê gớm quá, ngay lập tức công phu ấy bị mất đi, chẳng thể giữ gìn được !
Phải dùng cái tâm rất bình thường, phải có tâm khiêm hư, cảm thấy chính mình không bằng người khác, người khác đạt được chẳng bỏ mất, chúng ta đạt được, rất dễ bị mất đi.
Chúng ta là sơ học vừa mới đạt được, tâm hết sức khiêm hư, nỗ lực học tập, mong giữ được công phu này, cũng chớ nên mang lòng hy vọng, vì có tâm hy vọng thì công phu ấy nhất định sẽ bị mất, giữ không được, vì sao ?
Tâm mong mỏi là xen tạp, vừa niệm A Di Đà Phật vừa xen tạp hy vọng, không được rồi ! Do vậy, niệm Phật sợ nhất là chính mình xen tạp, nếu công phu chẳng gián đoạn, chẳng xen tạp, chỉ có một câu Phật hiệu, trừ một câu Phật hiệu ra, chẳng có một vọng niệm nào.
Ta muốn giữ gìn công phu ấy, một vọng niệm chẳng thể có thì mới thật sự giữ gìn được ! Lâu ngày chầy tháng, quý vị thực hiện công phu này đôi ba năm, sẽ giống như các vị đại đức vãng sanh xưa kia, biết trước lúc mất, không bệnh tật mà vãng sanh.
Điều này ai nấy đều làm được, chỉ sợ chính quý vị mê mất phương hướng. Quý vị tự mình mê mất chính mình, vậy là lại bỏ uổng đời này, đáng tiếc lắm !
Do vậy, người thật sự niệm Phật, thật sự hy vọng vãng sanh Tịnh Độ ngay trong đời này, viên mãn Bồ Đề, nói thật ra, ba kinh đủ rồi, ba kinh nhất định phải cùng tham chiếu, chúng ta mới quyết định nắm chắc.
Một bộ kinh đương nhiên cũng được, thậm chí một bộ kinh cũng chẳng cần đến, chỉ cần một câu A Di Đà Phật cũng được, nhưng phải là người căn tánh rất nhạy bén. “Căn tánh rất nhạy bén” như vừa mới nói chính là gì ?
Phải là người rất thật thà, thật thà niệm Phật.
Hiện thời, chúng ta chẳng thật thà, chẳng thật thà sẽ dấy vọng tưởng. Người thật thà niệm Phật, dạy họ một câu A Di Đà Phật, người ấy sẽ suốt ngày từ sáng đến tối giữ chắc A Di Đà Phật, đích xác là chẳng có vọng niệm nào, loại người ấy được gọi là “thật thà”.
Tuy chúng ta niệm Phật, nhưng thấy cái này chẳng thuận mắt, thấy cái kia không quen, tức là chẳng thật thà. Người chẳng thật thà thì phải tham chiếu cả ba kinh để những lý luận, phương pháp, nhân quả, cảnh giới trong đó thảy đều hiểu rõ !
Chúng ta biết cách đi theo con đường ấy như thế nào, chính mình nắm vững. Không chỉ nắm vững, mà đích xác còn có thể định kỳ hạn chứng đắc, nghĩa là có thể hạn định thời gian bao lâu sẽ thực hiện được.
Do vậy, pháp môn này vô cùng thù thắng, thật sự là pháp môn chẳng thể nghĩ bàn khó được, hiếm có !
H.T. TỊNH KHÔNG !
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *