Một danh Tăng cận đại, nhà trí thức Phật giáo, thời Trung Hoa Dân Quốc. Có tài năng lý luận, chuyên tu tịnh nghiệp, cảm ân đức đại sư Ấn Quang, kế thừa Pháp môn tu niệm Phật và hoằng dương chánh pháp ở thời ký Phật pháp suy vi, nhưng thịnh đạt trên hình thức, người tu có tham chính, yêu nước làm cách mạng, bảo vệ văn hóa lâu đời của đất nước Trung Hoa, mặt khác tiếp thu nền văn minh cận đại của Tây Phương các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ. Nhưng Đại sư là người khắc kỷ tu thân, quyết chí công phu tu tập niệm Phật. Lìa xa nơi phồn hoa đô hội, ồn ào về chính trị, tranh lấn quyền lực trị nước chăn dân; Đại sư đã chán ngán những từ hoa mỹ về yêu nước thương dân, từ đó con đường tu của đại sư càng ngày càng tinh tiến, đệ tử bổn đạo đến học đạo đông đảo, tất cả đều quy hướng niệm Phật cầu sanh Cực Lạc Quốc.
Những bậc đại sư tu theo pháp môn, đắc đạo rất nhiều; song theo sử sách ở thời chiến tranh Hoa Au thật khốc liệt, phần nhiều đều sống ẩn cư tu hành, hoặc vào trong non núi ẩn dật, hoặc toàn tục tu cư gia. Riêng đại sư kiên tri xương minh Tịnh Độ với hình thức Tăng Già
Đại sư người họ Lý, húy Diễn Âm, tự Thúc Đồng, từng sang Nhật Bản học về chuyên khoa Mỹ Thuật và làm giáo sư nhiều học hiệu trong nước Trung Hoa cận đại. Năm Dân Quốc thứ 7 Đại sư xuất gia nơi chùa Đại Từ và Hàn Châu, sau thọ Đại Giới ở chùa Linh An. Đại sư cảm luật học suy vi, mới phát tâm chấn chỉnh. Nhân đó Đại sư vân du qua vùng Mân, Triết, chuyên về giảng Thuật, có trứ tác bộ “Nam Sơn Luật Quyển Tòng Thơ” lưu hành ở đời, gài chuyên tu tịnh độ niệm Phật rất mến phục Đại sư An Quang ở Linh Nham, hằng lấy việc “Sống hoằng truyền giới Luật, chết vãng sanh Tây Phương” làm chí nguyện. Mùa Thu năm Dân Quốc thứ 31. Đại sư ở Ôn Lăng, dự biết ngày lâm chung mà viên tịch, hưởng thọ 64 tuổi đời, 24 Tăng Lạp. Sau khi thiêu hóa, được xá lợi hơn 1,800 hột.
Trung Phước tôi cảm niệm thâm sâu đạo hạnh của Đại sư, xin biên ra đây những lời dạy pháp tu niệm Phật theo người tu sĩ Trung Hoa cận đại.
Đại sư dạy: Cổ Thi nói: “Ta thấy người khác chết, trong lòng nóng xót xa. Chẳng phải xót kẻ mất, vì sẽ đến phiên ta”. Vậy một việc lớn rốt sau của đời người, đâu nên tạm quên trong giây phút.
Khi bệnh nặng phải buông bỏ tất cả việc nhà cho đến thân tâm của mình, chuyên nhứt niệm Phật, một lòng mong cầu vãng sanh về Tây Phương. Làm như thế nếu thọ mạng đã hết, quyết định được vãng sanh, như thọ mạng chưa dứt, tuy cầu vãng sanh mà trở lại mau lành bệnh, do vì lòng chuyên thành, nên có thể diệt trừ nghiệp ác đời trước. Trái lại nếu chẳng muốn bỏ muôn duyên, chuyên nhứt niệm Phật, như thọ mạng đã hết, quyết định không thể vãng sanh, vì mình chỉ chuyên cầu lành bệnh chớ không cầu vãng sanh nên không do đâu được về cực lạc. Nếu như thọ mạng chưa dứt, chẳng những không được mau thuyên giảm, mà bệnh lại tăng thêm, vì mình nhân cầu lành bệnh vọng sanh lòng lo lắng sợ hãi vậy.
Khi bệnh chưa nặng cũng nên uống thuốc, nhưng vẫn phải tinh tấn niệm Phật chớ tưởng nghị rằng: Uống thuốc rồi bệnh sẽ lành. Lúc bệnh đã nặng, có thể không cần dùng thuốc. Khi ta bệnh đi nằm ở Thạch Thất, có kẻ khuyên nên rước Thầy hốt thuốc liền từ tạ mà nói bài kệ rằng: “A Di Đà Phật, Vô Thượng Y Vương. Bỏ đây không cầu. Ấy là si cuồng! Một câu niệm Phật, Là thuốc Dà Dà. Bỏ đâu không uống, lầm to lắm mà! “Nhân vì bình nhựt ta đã tin pháp môn niệm Phật, thường giảng nói cặn kẽ cho mọi người nghe. Nay chính mình bị bệnh lại bỏ đây cầu thuốc sao?
Nếu bệnh trở nặng, đau khổ quá lắm, rất không nên kinh hoàng, vì cơn bệnh khổ này bởi do túc nghiệp, hoặc nhân ta tu hành nên chuyển nghiệp báo của ác đạo mà thành ra quả nhẹ, bệnh khổ, để trả xong tất cả rồi mới sanh về Tây phương (Hương Quê Cực Lạc – Liên Du Thích Thiền Tâm, trang 80)
Khi bệnh nặng, những y phục vật dụng của mình, nên đem thí cho kẻ khác, hoặc y theo như phẩm “Như Lai Tán Thán” trong kinh Địa Tạng, đem vật liệu ấy cùng dường in, thỉnh kinh sách Phật, tượng cốt Phật, đồ pháp khí Phật pháp lại càng hay.
Lúc bệnh nhân đau nhiều, như thần thức còn thanh tịnh, người nhà nên thỉnh bậc thiện tri thức phải hết sức an ủi, đem việc lành công tu của bệnh nhân kể rõ và khen ngợi, khiến cho người bệnh sanh lòng vui mừng không còn nghi ngại, tự biết mình chết sẽ sinh nơi nghiệp lành ấy sanh về Tây Phương.
Khi bệnh nhân sắp trút hơi thở cuối cùng, người thân cận không được hỏi han về di chúc, cũng không nói chuyện tạp vô ích, khiến cho người bệnh động tâm lo liệu, tình cảm dấy sanh, quyến luyến thế gian, có ngãi cho sự vãng sanh. Nếu muốn để di chúc, thì lúc còn mạnh làm di ngôn trước rồi giao cho người nhà cất giữ.
Lúc bệnh nhân gần trút hơi thở, tự họ muốn tắm gội thay y phục, thì có thể thuận theo, nhưng nhẹ nhàng cẩn thận mà làm. Như họ không chịu, thường họ á khẩu không nói được. thì không nên miễn cưởng mà làm, Bởi người sắp trút hơi thở thường thường thân thể đau nhức. Nếu ép khuyên, dời động tắm rửa, thay y phục, thì bệnh nhân càng đau đớn thêm nhiều. Ở đời có người tu hành phát ngyện cầu về cực lạc, nhưng khi lâm chung, vì bị quyến thuộc di động nhiễu hại, phá hoại chánh niệm, nên không được vãng sanh, việc này xẩy ra rất nhiều. Lại có kẻ mạng chung có thể sanh về cõi lành, nhưng bị người khác không biết xúc chạm làm cho đau đớn, nên sanh lòng tức giận, do đó phải bị đọa vào đường ác. Như Hoàng Đế A Xà Thế tu nhiều phước lành, khi lâm chung bị người hầu cận ngủ gục làm rớt cây quạt trên mặt, nên giận mà chết đọa làm rắn mảng xà. Gương này há không răn sợ ư?
Khi trút hơi thở cuối cùng, việc ngồi, việc nằm đều tùy tiện chớ nên gắng gượng. Nếu cảm thấy khí lực suy nhược chỉ có thể nằm mà muốn xem cho ra vẻ, gắng gượng ngồi dậy là điều nguy hại, không nên, Hoặc theo lẽ phải nằm nghiêng bên mặt hướng về Tây, nhưng vì thân thể đau nhức phải nằm ngữa, hay nằm nghiêng bên trái, hướng về Đông cũng cứ để tự nhiến, Không nên gắng gượng. Đây là chính bệnh nân phải hiểu như thế mà tự xử sự. Còng người thân thuộc cũng phải hiểu lẽ này. Chẳng nên cầu danh bắt người bệnh nằm nghiêng, bên mặt hướng về Tây, hay đỡ dậy mặc áo tràng, sử ngồi kiết già. Đâu biết rằng chỉ cầu chút hư danh mà khiến cho người chết phải đọa tam đồ chịu vô lượng sự khổ.
Khi đại chúng trợ niệm, nên thỉnh tượng Di Đà tiếp dẫn để trước bệnh nhân khiến họ trông thấy.
Người trợ niệm không luận nhiều ít, nếu được nhiều nên luân phiên mà niệm, khiên cho tiếng niệm Phật không gián đoạn. Muốn niệm bốn chữ hay sáu chữ, hoặc niệm mau hay chậm, phải hỏi trước bệnh nhân. Lại phải chỗ tập quán ưa thích của bệnh nhân, họ làm sao niệm thầm theo được? Nguyện những người trợ niệm đặc biệt lưu ý đến điều này! Nếu mình phá hoại chánh niệm của kẻ khác tức là có tội, đến phiên mình lâm chung cũng bị quả báo gặp kẻ khác phá hoại mà không được vãng sanh.
Thông thường người trợ niệm hay đánh khánh hoặc đánh mõ nhỏ. Theo kinh nghiệm, kẻ mang bệnh thần kinh suy nhược rất sợ nghe tiếng khánh và mõ nhỏ, vì âm thanh của những thứ này chát chúa đinh tai, kích thích tinh thần không an. Theo thiển ý chỉ nên niệm suông và thỏa đáng hơn hết. Hoặc nếu có thì chỉ đánh thứ chuông, khánh hay mỏ lớn, mấy môn này âm thanh hùng tráng. khiến cho người bệnh sanh tâm niệm nghiêm kính, thiệt hơn đánh khánh và mỏ nhỏ nhiều, Thứ mõ âm thanh đục cũng không nên đánh, vì làm cho bệnh nhân tâm thần hôn trược, Nhưng sở thích mỗi người không đồng, tốt hơn là hỏi trước bệnh nhân. Nếu có chỗ nào không hợp, phải tùy cơ cải biến không nên cố chấp.
Người mới tắt hơi, điều thiết yếu là không nên vội di động, hoặc kẻ chết thân hình dính chất dơ cũng không nên gấp lau rữa, phải đợi qua tám tiếng đồng hồ mới đươc tắm rữa thay y phục. Trước và sau khi chết, người nhà không được khóc lóc, khóc là vô ích, lại có hại vì làm cho kẻ mạng chung niệm quyến luyến, không được giải thoát, chỉ nên gắng sức niệm Phật là thật có ích cho vong nhân, Nếu muốn khóc lóc phải đợi đến 8 giờ sau. tại sao thế? Vì bệnh nhân khi tắt hơi. nhưng thức A tại gia còn chưa đi, nếu khi ấy lay động tắm rữa, thay y phục, hoặc kêu khóc, họ vẫn còn cảm giác đau đớn, hoạc sanh buồn giận, thương bi mà phải sa đọa. Điều này rất quan hệ, rất cần yếu, nên để ý ghi nhớ kỹ.
Về thuyết thăm dò hơi nóng để nghiệm xem sanh về đâu tuy có chứng cứ, nhưng cũng không nên cố chấp. Nếu bệnh nhân lúc bình thời tính nguyện chơn thiết, khi lâm chung chánh niệm rõ ràng, có thể chứng nghiệm là vãng sanh. Nhiều người không kỹ lưỡng, cứ mãi thăm dò rờ mó chỗ này, chỗ kia làm động niệm đến kẻ mạng chung, cũng có hại lớn lắm. sau khi bệnh nhân tắt hơi, trợ niệm xong phải đóng cửa phòng lại canh chừng cho kỹ lưỡng, kẻo loài mèo hoặc ngươi không am hiểu đổ xô vào xúc chạm, đợi qua tám giờ sau sẽ tắm rữa thay y phục. Trong vòng tám giờ, nếu có người ờ gần bên niệm Phật ngoài ra còn tuyệt không nên làm điều chi khác. Xin nhắc lại, trong khoảng thời gian này, người chết vẫn còn cảm giác chuyển động.
Sau tám giờ nếu tay chân người chết đã cứng không thể chuyển động nên dùng vải thắm nước nóng đắp bao quanh các khớp xương, giây lâu có thể sửa co duỗi tay chân như thường.
Khi làm những Phật sự truy tiến cho vong nhân. Nên hồi hướng công đức ấy đến chúng sanh trong pháp giới. Như thế công đức sẽ càng thêm lớn và sự lợi ích của vong nhân đó cũng được tăng thêm nhiều.
Buổi lâm chung là lúc rất quan yếu trong một đời người nếu trước chưa dự biết tư lương cho đầy đủ, đến chừng ấy khó khỏi kinh hoàng bối rối, kêu mẹ réo cha, kêu trời réo Phật thì đã muộn, nghiệp ác trong nhiều kiếp đương thời hiện ra, làm sao giải thoát? Cho nên khi lâm chung tuy nhờ người y theo phương pháp mà trợ niệm, nhưng chính mình lúc bình nhựt phải cố gắng tu trì, chừng ấy mới được tự tại (Hoằng Nhất Đại Sư Hương Quê Cực Lạc – Liên Du Thích Thiền Tâm)
Thật là một duyên lành, cho các liên hữu của chúng ta, một đời quyết định tu tịnh nghiệp, chứng pháp vãng sanh. Tuy nhiên theo lời dạy của Đại Sư Hoằng Nhất, chúng ta có một phương pháp cực tắt cũng là một pháp tu, được căn dặn rất kỹ lúc lâm chung, đây cũng là giúp cho giá trị những người tu dù cư gia hay xuất gia đối với sự sanh và sự tử đều như nhau. Nương vào công hạnh mà vãng sanh không nương vào phẩm trật giàu nghèo, lớn bé mà vãng sanh. Khéo tu thì chứng đắc, vụng tu thì sa đọa là điều hiển nhiên, đới trước cái chết không phải đòi hỏi đấu tranh cho sự tồn vong trong một kiếp người.