Sau khi phát tâm phải thực hành, phát tâm mà không thực hành thì tâm này cũng vô dụng. Ở sau nói về thực hành, quý vị xem: “Tu các công đức, ngày đêm không gián đoạn”. Đây là biểu trưng, sau khi phát đại tâm phải có hạnh, phải y giáo phụng hành!
Thực hành, thực hành những gì? Vẫn là trong tâm bồ đề, ta thật sự phải đoạn phiền não, thật sự phải học pháp môn, thật sự phải thành Phật đạo. Thành Phật đạo, phải đi lên từng bước một.
Quý vị xem thập tín, từ sơ tín chúng ta nâng lên nhị tín, nâng lên tam tín, giống như đi học vậy, bắt đầu từ ngày ta đi học vào lớp một, đến khi thành Phật là 52 lớp, 52 địa vị. Nếu không ngừng đi lên, rất khó! Trong một đời nâng cao lên vị trí cao nhất không dễ, nhưng trong đời nâng lên mấy cấp ở dưới là có thể làm được, không phải không làm được. Thực tế mà nói có thể có điều kiện của Tu đà hoàn, có điều kiện của sơ tín trong thập tín, vãng sanh Cực Lạc là điều đương nhiên. Vãng sanh thế giới Cực Lạc, không phải ở cõi đồng cư, mà là ở cõi phương tiện hữu dư. Vì sao vậy? Vì quý vị là tiểu tiểu thánh, không phải phàm phu.
Cho nên vãng sanh cõi phàm thánh đồng cư, chưa chứng được địa vị của tiểu thánh, chưa chứng được. Cõi phương tiện hữu dư thì sao? Dùng Kinh Hoa Nghiêm để nói, Bồ Tát thập tín vị, Bồ Tát thập tín vị là cõi phương tiện hữu dư. Tịnh độ là nói chín phẩm, sơ tín vị, nhị tín vị, đây đều là hạ phẩm hạ sanh trong cõi phương tiện hữu dư. Tiếp đến là hạ phẩm trung sanh, hạ phẩm thượng sanh, cho đến thượng phẩm thượng sanh. Thượng phẩm thượng sanh là gì? Là thập tín vị. Thập tín là thượng phẩm thượng sanh, cửu tín là thượng phẩm trung sanh, bát tín là thượng phẩm hạ sanh. Quý vị xem như vậy sẽ hiểu, không giống nhau. Đến sơ trụ, vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc là cõi thật báo trang nghiêm, vì họ là pháp thân Bồ Tát. Trong cõi thật báo trang nghiêm có 41 địa vị, họ ở trong cõi báo. Như vậy sẽ rất rõ ràng, rất minh bạch. Cõi đồng cư và cõi phương tiện, tất cả đều được oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì, “đều làm A Duy Việt Trí Bồ Tát”, điều này quá tuyệt! Đoạn này chúng ta vẫn chưa nói đến, A Duy Việt Trí cũng trong chương này, câu sau cùng: “Lâm chung tiếp dẫn”. Nguyện 20 là lâm chung tiếp dẫn, làm A Duy Việt Trí Bồ Tát. “Nhất tâm niệm ta, ngày đêm không gián đoạn”.
48 nguyện, chúng ta phải hiểu thật rõ ràng thấu triệt, chúng ta cũng rất quen thuộc với thế giới Tây Phương Cực Lạc, không xa lạ. Cũng tự mình biết mình, đích thực có thể vãng sanh. Ta biết, ta thật sự làm được, không phải không làm được. Phải phát tâm, là giả, giả cũng được. Cõi phàm thánh đồng cư, giả cũng được. Giả thì không phát, không phát cũng đã phát.
Quý vị xem, ta nhất tâm muốn đến thế giới Cực Lạc, nhất tâm muốn thân cận Phật A Di Đà, tâm này chính là tâm vô thượng bồ đề. Rất nhiều ông bà cụ niệm Phật vãng sanh thế giới Cực Lạc, đoan tướng hy hữu. Quý vị hỏi họ có phát tâm bồ đề chăng, họ không biết tâm bồ đề là gì, họ chỉ nghĩ tôi muốn đến thế giới Cực Lạc, tôi muốn thân cận Phật A Di Đà là được. Đây chính là tâm vô thượng bồ đề, cho nên rất khó được!
“Tu các đại hạnh, là toàn văn của nguyện thứ 19”. Tu điều gì? Trong kinh nói rất rõ ràng: “Lục ba la mật”, đây là hạnh Bồ Tát. Sáu loại lớn, đây là sáu đại cương, trong mỗi đại cương có vô lượng vô biên tế hạnh, đều phải hiểu, cũng gọi là lục độ. “Độ tức là vượt biển sanh tử, đến bờ niết bàn”. Sanh tử này là ví dụ sự sâu rộng vô cùng.
Sanh tử có hai loại, một loại là phân đoạn sanh tử. Như thân thể chúng ta đến thế gian này, đến đầu thai, cho đến lúc lìa thế gian này là một đoạn, sanh tử từng đoạn từng đoạn. Một loại khác gọi là biến dị sanh tử, tánh chất của nó khác với phân đoạn sanh tử. Ví dụ chúng ta bây giờ là phàm phu, chúng ta tinh tấn, nỗ lực tu hành, buông bỏ thân kiến và biên kiến. Chúng ta là tiểu thừa Tu đà hoàn, đại thừa là Bồ Tát sơ tín vị. Đây gọi là biến dị sanh tử. Thân phàm phu này của chúng ta đã chết, sanh làm tiểu tiểu thánh, chúng ta nâng lên cao và sanh vào đó. Giống như học ở trường vậy, học lớp một, lên đến lớp hai. Lớp một chết, lớp hai sanh ra. Lớp hai chết, lớp ba sanh ra, đây gọi là biến dị. Vì sao gọi là biến dị sanh tử? Nếu muốn chịu khổ, thì phải cố gắng niệm một năm, như vậy mới có thể nâng cao. Ta tu hành cũng tu rất khổ, không có khổ hạnh này không thể nâng cao được. Khổ hạnh này gọi là biến dị sanh tử, là lấy ý này.
Đoạn tận hai loại sanh tử này chính là niết bàn. Tiểu thừa chứng được A la hán, đã tu hành viên mãn trong tiểu thừa, biến dị sanh tử của tiểu thừa đã viên mãn. Nhưng họ tránh nhỏ hướng đến lớn, đại thừa biến dị sanh tử tái sanh. Trực tiếp ở trong đại thừa thì sao? Như vậy chúng ta biết, tiểu thừa A la hán tương đương với thất tín vị trong thập tín của đại thừa, công phu đoạn chứng tương đương với thất tín Bồ Tát. Nghĩa là đoạn tận kiến tư phiền não, luân hồi lục đạo không còn. Tiểu thừa tam quả A na hàm đều chưa ra khỏi lục đạo, A la hán mới ra khỏi lục đạo.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, lục tín Bồ Tát chưa ra khỏi luân hồi lục đạo, thất tín ra khỏi, thất tín mới vượt thoát lục đạo. Thất bát cửu và thập tín, chúng ta sẽ rất rõ ràng, đối chiếu hai bên là biết ngay. Thất tín vị là A la hán, bát tín vị là Bích Chi Phật, cửu tín vị là Bồ Tát, thập tín vị là Phật, tức là tứ thánh pháp giới trong mười pháp giới. Lên cao hơn nữa mới lìa khỏi mười pháp giới, sơ trụ Bồ Tát mười pháp giới không còn, họ nâng cao đến cõi thật báo trang nghiêm. Trong cõi thật báo trang nghiêm tu hành không có hình tướng, gọi là vô công dụng đạo, vì họ không có khởi tâm động niệm, cho nên họ không có hình tướng. Tập khí vô thỉ vô minh của họ tự nhiên biến mất, cần bao nhiêu thời gian? Cần ba a tăng kỳ kiếp, quý vị nói tập khí vô thỉ vô minh khó đoạn biết bao! Sau khi đoạn tận nó liền trở về tự tánh, chính là các nhà khoa học nói không thấy được vũ trụ. Nó trở về tự tánh. Họ nói không thấy, chúng ta hiểu, không phải không thấy, mà nó đã trở về tự tánh.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 218
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư TỊNH KHÔNG .