Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tín nguyện kiên định từ đâu mà có?

Nếu ý niệm tham sân si nặng - HT Tịnh Không
Đây là Thế Tôn nói ở trên “Kinh Hoa Nghiêm”. Nếu như chúng ta đem sự việc này làm cho rõ ràng, làm cho tường tận rồi, buông xả thân tâm thế giới, buông xả vạn duyên, lão thật niệm Phật, chẳng phải là phương pháp tu hành của Bồ Tát Địa Thượng hay sao? Thực tế, pháp môn này trên sự mà nói là quá dễ dàng, là đạo dễ hành; trên lý mà nói là quá sâu thẳm, phải Bồ Tát Địa Thượng mới làm được rõ ràng, mới làm được tường tận. Chúng ta ngày nay đạo lý chưa rõ ràng, chưa tường tận thì chân thật dụng công tu hành. Đây là đạo lý gì vậy? Đây là vô lượng kiếp đến nay, thiện căn phước đức nhân duyên chín muồi rồi. Trên Kinh Di Đà nói: “Đâu phải thiện căn phước đức nhân duyên ít mà được sanh về nước kia”. Do đây có thể biết, huệ giải của chúng ta không thể so với Bồ Tát, thế nhưng phước đức của chúng ta quyết không thấp hơn họ, cho nên bạn mới gặp được pháp môn này, bạn mới chọn lựa pháp môn, chăm chỉ nỗ lực tu học pháp môn này.
Ngay trong quá trình tu học, nhất định có hiện tượng lên xuống, cũng chính là nói, có lúc tinh tấn, có lúc thoái chuyển. Hiện tượng này thì tương đối phổ biến. Nếu như muốn gìn giữ không thoái, ngay trong một đời này chắc chắn thành vô thượng đạo. Có thể chân thật giữ được không thoái chuyển thì bạn không khác biệt gì với Bồ Tát Địa Thượng. Vậy chúng ta muốn hỏi, làm thế nào giữ được không thoái? Cần phải có “tín nguyện kiên định”. Tín nguyện kiên định từ đâu mà có? Từ đọc Kinh nghe pháp mà có. Đây chính là nói Kinh không thể không đọc, không thể không nghe. Nhất là lòng tin chưa đạt đến mức độ kiên định thì đọc Kinh, nghe Kinh vô cùng cần thiết. Mỗi ngày cần phải có một hai giờ đồng hồ để đọc Kinh, để nghe Kinh, mỗi ngày không gián đoạn, có như vậy mới có thể tăng thêm tín tâm của chính mình, kiên định nguyện vọng cầu vãng sanh của chính mình.
Đại Sư Ngẫu Ích ở trong “Yếu Giải” giảng rất hay, tín nguyện đầy đủ thì chắc chắn được sanh, phẩm vị cao thấp là ở công phu niệm Phật sâu hay cạn. Công phu trì danh là gì? Chính là nhất tâm bất loạn, tâm không điên đảo. Bạn có phải là nhất tâm trì danh hay không? Nhất tâm trì danh thì công phu sâu, tán tâm trì danh thì công phu sẽ cạn. Phẩm vị cao thấp là ở ngay chỗ này, chúng ta không thể không biết.
A DI ĐÀ PHẬT
Trích: Cảm Ứng Thiên Tập 57
HT. Tịnh Không Giảng
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *