
Bốn câu sau là nói về tình trạng của họ: “Minh minh du thần”, đây chính là hồn phách của họ, trong Phật pháp gọi là a-lại-da thức, người thế tục gọi là linh hồn. “Du thần” chính là linh hồn, nhà Phật gọi là “du thần” rất chính xác. Gọi bằng linh hồn là lời tâng bốc, tại vì sao? Chắc chắn không “linh”, nếu nó “linh” thì làm sao có thể vào tam ác đạo được? Nó vào tam ác đạo, do đó có thể biết nó không “linh”. Trong Kinh Dịch, lời của Khổng Lão Phu Tử nói cũng rất có đạo lý, ngài gọi bằng “du hồn”, ở đây chúng ta gọi là “du thần”, gọi như vậy rất có đạo lý. Bởi vì tốc độ của nó rất nhanh, phiêu dạt không định, đích thật là du hồn. Trong Kinh Dịch nói “du hồn vi biến”, “biến” nghĩa là người đó đi
đầu thai, họ lại thay đổi một thân thể khác. Thần hồn mịt mờ chưa rõ là tội hay phước, lúc đó chân thật là “trong bốn mươi chín ngày như ngây như điếc”, ngu dốt đần độn, trong bốn mươi chín ngày là tình trạng như vậy, thông thường chúng ta gọi là “thân trung ấm”, do đó thân trung ấm là mê hoặc, ngu đần.