Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Nhất tâm Niệm Phật Cầu Sanh Tịnh Độ dù trong tai nạn lớn bạn vẫn có thể được bình yên

In hình Phật, danh hiệu Phật vào báo chí
Hiện nay thế gian này có tai nạn, tai nạn quá nhiều chúng ta không thể nào dự liệu được, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu đều có thể gặp, chúng ta làm sao đối phó? Lúc trước thầy Lý dạy chúng ta chỉ có cách duy nhất là nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Do đó trong tai nạn lớn lao bạn vẫn có thể được bình yên, y phục thức ăn của bạn không thiếu thốn, phải tu như thế nào? Phải tu bố thí, đừng sợ chúng ta bố thí hết sạch thì chẳng còn gì để ăn, chẳng có mặc thì phải làm sao? Bạn bố thí hết sạch, bạn chẳng có ăn chẳng có mặc thì Phật, Bồ Tát sẽ gởi đồ ăn, đồ mặc tới cho bạn, bạn phải có lòng tin như vậy. Nếu tới lúc đó Phật, Bồ Tát không đem tới thì làm sao? Nghiệp chướng của mình quá nặng, nỗ lực cố gắng nhất tâm niệm Phật, tuyệt đối không oán trời, trách người, cảm ứng đạo giao. “Không có các tật bịnh, khổ đau”. Tật là bịnh, bạn sẽ không bị bịnh tật, sẽ không bị khổ nạn. “Hoạnh sự” là tai họa, thiên tai nhân họa, những sự việc không thể đoán trước được, bạn sẽ không gặp phải những sự việc này. Những tai biến này “không hề đến cửa huống chi là đến thân”, nghĩa là nơi bạn cư trú sẽ chẳng xảy ra những chuyện này, đương nhiên thân bạn sẽ không bị những tai nạn này. Nghĩ tới điều này thì bạn sẽ niệm Phật, niệm Bồ Tát rất thiết tha, hiện giờ đích thật có thể dứt trừ nghiệp chướng, miễn trừ hết thảy tai nạn, tiêu tai miễn nạn, đây là phương pháp tu học duy nhất.
Niệm A Di Đà Phật rất tốt, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cũng tốt, niệm Địa Tạng Bồ Tát cũng tốt, [nhưng] phải nhất tâm xưng niệm. Ghi nhớ tâm hạnh tương ứng, cảm ứng sẽ thù thắng. Nếu miệng niệm mà tâm không tương ứng, vẫn còn làm những chuyện tổn hại người ta lợi ích cho mình, tổn hại chúng sanh, tổn hại xã hội, bạn niệm như thế nào đi nữa cũng uổng công, tại sao vậy? Vì chẳng tương ứng. Nhất định phải ghi nhớ [lời dạy] trong kinh này, nguyên tắc nói ở đoạn trước, mỗi ngày xưng niệm một ngàn tiếng trong vòng một ngàn ngày, không thể rời khỏi nguyên tắc này, đó chính là “nhất tâm xưng niệm”. Trong nhất tâm nhất định không có xen tạp, không có vọng tưởng, không có phân biệt, không có chấp trước thì mới gọi là nhất tâm. Vả lại phải biết cách niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát, đây là một bài tập trong lớp, bài học trong lớp, sau khi học xong phải áp dụng vào đời sống thì mới có ích lợi. Không thể nói tôi ở trong chùa niệm Phật nhất tâm được một tiếng đồng hồ, nửa tiếng đồng hồ, niệm xong bước ra ngoài lại làm chuyện thị phi nhân ngã, chuyện tham sân si mạn, vậy thì không được. Phải giữ được nhất tâm suốt ngày; tôi đối sự, đãi người, tiếp vật đều thành tâm, thành ý, đều đem lại lợi ích cho chúng sanh, lợi ích cho người khác, đó mới là tu hành chân thật, mới gọi là biết dụng công thật sự, mới có cảm ứng đạo giao. Tuyệt đối không phải là hối lộ Phật, Bồ Tát, mỗi ngày đều nghĩ nhớ tới các Ngài, làm theo phương pháp này, các Ngài sẽ bảo hựu cho tôi được thăng quan, phát tài. Còn đối với oan gia, tôi hy vọng người đó chết sớm, bạn khởi ý niệm như vậy thì sai rồi, hoàn toàn không đúng. Phải tu như thế nào? Phải khởi tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi đối sự, đãi người, tiếp vật. Niệm Phật, tâm của mình phải giống tâm Phật, nguyện của mình giống nguyện của Phật, hạnh giống hạnh của Phật, áp dụng vào đời sống hằng ngày. Sáng mai niệm, sợ ngày mai quên mất, ngày mai niệm thêm một lần nữa. Mỗi ngày đều làm vậy, làm suốt ba năm thì bạn sẽ quen, bạn sẽ làm mãi mãi, do đó mới được thiện thần ủng hộ, Phật, Bồ Tát hộ niệm.
TRÍCH TỪ BÀI GIẢNG KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT (TẬP 46) HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG GIẢNG
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *