Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Nhất sanh bất kiến tự miếu (cả đời không xây chùa)

Sống trong vô thường, đừng để ngũ dục rơi vào tam ác đạo
Đạo tràng thật sự là gì? Đạo tràng thứ nhất, vô cùng thù thắng trang nghiêm, đó là đạo tràng của Phật Thích Ca Mâu Ni. Đạo tràng của Phật Thích Ca Mâu Ni ở đâu? Ở dã ngoại, sơn lâm thọ hạ, hôm nay ở chỗ này, ngày mai ở chỗ kia. Ngài sống cuộc sống du mục, không nơi ở cố định, thích đến đâu thì đến đó, ngủ dưới gốc cây một đêm, ngày ăn một bữa, đó là đạo tràng thật sự. Xây một ngôi tự viện, là giả đấy, vọng theo những thứ Phật tượng cũng là giả, đó đều là hoàng diệp chỉ đề (黄叶止啼) [lá vàng ngừng khóc: công án trong nhà Phật], bạn cần hiểu đạo lý này. Đạo tràng trang nghiêm này tiếp dẫn ai? Tiếp dẫn người sơ học. Thật sự đã đi vào cảnh giới thì không cần nữa, khi thật sự nhập vào cảnh giới thì ở sơn động, lên núi lập cái nhà cỏ nhỏ để ở.
Quả thật như vậy, bạn đã đi đến Trung Quốc Đại Lục sẽ thấy, danh sơn bảo sát, người tu hành thật sự đều không ở trong chùa. Gần quanh chùa, đi bộ khoảng nửa tiếng hơn có một cái nhà tranh nhỏ, có một hai vị ở đó, đó mới thật sự là đạo tràng, thật tu hành. Chùa là gì? Là nơi tiếp đãi tín đồ, ở đó không phải là nơi tu hành, là nơi tiếp dẫn mọi người, nơi giảng kinh thuyết pháp. Giảng kinh thuyết pháp cần có người nghe, là nơi giảng kinh thuyết pháp. Giảng kinh xong rồi, ở nhà cỏ nhỏ, không ở nơi đó. Cuộc sống người tu hành càng đơn giản càng tốt! (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú” )
Tại sao Phật năm xưa tại thế không xây chùa? Chùa có tác dụng phụ. Xây thật phú lệ đường hoàng, so với nhà trang nghiêm hơn nhiều, ở nơi đó tâm ngạo mạn sinh khởi, tâm tham luyến sinh khởi, khó mà rời xa, đó là khổ. Tu hành tốt nhất không nên tạo tội nghiệp, bởi tham luyến không nỡ rời xa thì sẽ đến đâu? Hơn một nữa là đi vào đường súc sanh. Trong chùa có kiến, có chuột, có gián, họ đều đầu thai vào thân ấy, không nỡ rời xa, điều này thật đáng sợ. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Ngày nay việc quan trọng của người xuất gia không phải là xây chùa, việc quan trọng nhất là nghiên cứu kinh điển. Là sao mới có thể khế nhập cảnh giới kinh giáo? Tôi xin cống hiến kinh nghiệm của bản thân với chư vị để tham khảo, cả đời tôi không quản người, không quản việc, không quản tiền, toàn tâm toàn lực đều dốc vào kinh giáo, trong đầu không nghĩ việc khác, chỉ có một việc này, đấy chẳng phải là “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” sao? Bạn muốn quản người, quản việc, quản tiền thì tâm của bạn phân tán rồi, sức của bạn không tập trung, bạn làm sao học tốt được? Tôi khuyên người nên dùng cách này của tôi là có ý tốt, không hại bạn đâu, là hi vọng bạn có thể học tốt, có thể cứu Phật pháp, có thể cứu chúng sanh, là ý này vậy. (dẫn từ tuyên giảng “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh”)
Cho nên bất luận là ở nơi nào, có người giả danh tôi để đi hóa duyên, đi xây chùa, tôi nói với các vị rằng đó đều là giả, đều không phải sự thật. Anh ta nói là tôi nói, tôi không nói lời ấy. Bản thân họ muốn xây chùa, xây đạo tràng đến nói với tôi, tôi có thể nói là không được sao? Tôi nhất định gật đầu: tốt, hiếm có! Đó không phải là tôi bảo họ làm, không phải tôi tán trợ họ. Họ lấy danh nghĩa tôi để đi khắp nơi hóa duyên, thế là các vị bị lừa, các vị không làm rõ chân tướng sự việc này, các vị nghe kinh cũng không nghe rõ. Xây chùa dễ, xây để làm gì?
Khi tôi còn trẻ học kinh giáo, thầy thường nói “Hữu miếu vô đạo, bất năng hưng giáo”, chùa xây càng lớn, càng không có người tu hành chân chánh, không có người truyền pháp chân chánh, đối với Phật giáo không có giúp được gì, những món tiền này tiêu thật quá oan. Các vị mọi người cúng dường tiền tài cho tôi cũng không ít, muốn xây đạo tràng lớn không thành vấn đề, có thành tựu, không sai. Thầy Lý bảo chúng tôi học theo Đại sư Ấn Quang, tặng tôi một bộ “Ấn Quang đại sư văn sao”, khi ấy gồm hai thiên bốn quyển chánh biên và tục biên. Sau khi xem xong, biết rằng Ngài cả đời tu pháp bố thí, Ngài cả đời đem tiền tài cúng dường của tứ chúng để xây xưởng in ấn, làm kinh Phật, sách khuyến thiện để lưu thông.
Ở chùa Báo Quốc Tô Châu xây dựng một xã hoằng pháp, bản thân ấn sách, ấn tống Phật kinh và sách thiện, sách của Nho Đạo Thích Ngài đều in ấn, tu pháp bố thí. Khi ấy xã hội cũng có tai nạn, như nạn lũ lụt, hạn hán, lão hòa thượng trích ít tiền in sách làm công việc chẩn tế tai nạn, cả đời chỉ làm việc này, tu pháp bố thí. Tôi cảm thấy hay, cho nên tôi học theo Ngài. (dẫn từ “Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa”)
Tôi cả đời không xây chùa, tôi sợ xây chùa. Những người này xây chùa, mọi người đều đến hóa duyên, người hóa duyên nhiều rồi thì nói tôi muốn làm đương gia, tôi muốn làm tri khách, liền tranh nhau địa vị, tranh đến cùng thì đánh nhau. Tôi biết, bạn xem khi xây chùa thầy nói ai ai cũng đều là Bồ-tát, mọi người nghĩ hết cách để ra ngoài quyên tiền, đi hóa duyên, chùa xây xong thì ai ai cũng biến thành La-sát. Chúng tôi thật sự sợ việc này, đạo tâm không còn nữa.
Tôi cả đời này không dám xây đạo tràng, tại sao không dám? Sợ đọa địa ngục, các vị có gan không sợ địa ngục thì các vị đi xây, tôi không dám tán đồng. Tôi rất tâm đắc lời tổ Ấn giảng, đạo tràng nhỏ hai mươi người rất dễ duy trì, mọi người cùng nhau học tập kinh giáo, niệm Phật A Di Đà, một phương hướng cầu vãng sanh Tịnh Độ, thân cận Di Đà. Hai mươi người này thành tựu tuyệt vời, hai mươi vị Phật, còn không tuyệt vời sao? (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
– Trích: sách Ngọc Bảo Thế Gian (Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không 淨 空 法 師 )
Được gắn thẻ , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *