Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Ngoài cõi Cực Lạc ra, ta chẳng muốn đến nơi nào khác

Các vị Pháp sư Tịnh Độ
Pháp môn này là Pháp môn thù thắng trong tám vạn bốn ngàn Pháp môn, vô lượng Pháp môn. Nếu bạn gặp được rồi, vậy chân thật là quá may mắn. Gặp được Pháp này, hiểu rõ đạo lý, hiểu được phương pháp, không một ai không thành tựu. Vả lại, ngay trong đời này là thành tựu, không cần đợi đến đời sau kiếp sau. Đời này có thể vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc đồng nghĩa sẽ thành Phật. Bởi vì Thế Giới Cực Lạc Vô Lượng Thọ, bạn ở Thế Giới Cực Lạc theo A Di Đà Phật tu hành, quyết định thành Phật. Hơn nữa, thành Phật rất nhanh,…
Lợi ích của bộ Kinh Vô Lượng Thọ này. Chính là đem lịch sử hình thành của Thế Giới Cực Lạc, những căn cứ lý luận với phương pháp tu hành của cõi Cực Lạc, cảnh giới sanh đến Tây Phương Thế Giới Cực Lạc, giảng rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Mục đích học Kinh giáo là gì? Để nhằm nhận thức được Thế Giới Cực Lạc. Bạn chân thật biết được, tường tận rồi, bạn mới hướng về nơi đó, chân thật muốn đi. Có cái ý niệm chân thật muốn đi liền có thể đi thật.
Ngẫu Ích Đại Sư nói rất hay: “Có thể vãng sanh hay không toàn do tín, nguyện có hay không”. Ta có tín, thật sự tin tưởng, một chút hoài nghi cũng không có, ta thật muốn đi, như thế thì điều kiện vãng sanh Thế Giới Cực Lạc liền đầy đủ. Sanh đến Cực Lạc, phẩm vị cao hay thấp, đó là do công phu niệm Phật của chúng ta sâu hay cạn, chứ không phải nhiều hay ít. Công phu niệm Phật sâu hay cạn là bàn đến cái gì? Đó là: Có phải bạn thật tâm niệm hay không? Bạn có thật muốn vãng sanh hay không? Nếu như là thật tâm, thật muốn vãng sanh, như thế sẽ rất nhanh, thật sự là cầu được ước thấy.
Pháp Sư Oánh Kha triều Tống chỉ niệm Phật ba ngày ba đêm liền thành công, thật như Kinh Di Đà có nói: “Hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày”. Ba ngày Ngài liền thành công! Chúng ta niệm Phật sở dĩ không thể vãng sanh, là do buông không nổi thế gian này, buông không nổi tình chấp, buông không nổi danh văn lợi dưỡng. Chỉ cần buông không nổi một việc thôi, là bạn đã đi không được rồi, chuyện độ chúng sanh cũng phải buông xả. Công phu niệm Phật của ta thành thục rồi, vậy không buông xả là vì cái gì? Không buông xả chính vì Biểu Pháp. Bản thân chân thật nắm chắc, quyết định vãng sanh, lúc nào vãng sanh cũng được, vãng sanh tự tại. Đây mới có thể ở lại thế gian Biểu Pháp. Nếu đến việc vãng sanh của chính mình còn có vấn đề, vậy bạn biểu cái gì đây? Cái Pháp mà bạn biểu đó, chính là niệm Phật cả một đời, đến sau cùng vẫn là rớt lại vào vòng luân hồi sáu nẻo. Như thế thì sai rồi, sai hoàn toàn.
Mục đích chúng ta học Kinh giáo là để làm gì? Chính vì nhận thức được cõi Ta Bà này, nhận thức được Tây Phương Thế Giới Cực Lạc, kèm theo đó nhận biết mười phương Chư Phật sát độ. Chúng ta mới có thể chân thật lựa chọn Thế Giới Cực Lạc, ngoài cõi Cực Lạc ra, ta chẳng muốn đến nơi nào khác. Y cứ lý luận là chúng sanh vốn đầy đủ Phật tánh, tức là sở chứng đắc bổn thể Pháp Thân của A Di Đà Phật nơi Thế Giới Cực Lạc. Nên phán Kinh này thuộc về lý, đây là từ trên lý mà nói, chân thật là “Thật tế lý thể”. Trong Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ giảng về ba thứ chân thật, là: “Thật tế lý thể, chân thật trí huệ, chân thật lợi ích”. Giảng ba cái này trong hết thảy Kinh, ít khi giảng đủ ba thứ chân thật này. Mới biết bộ Kinh này là bộ Kinh đệ nhất của mười phương ba đời hết thảy Chư Phật, độ chúng sanh thành Phật đạo. Kinh này nếu không thông qua sự Biểu Pháp của Hải Hiền Lão Hòa Thượng, chúng tôi không dám nói là Kinh đệ nhất.
Cho nên “Chẳng nhọc phương tiện, tự đắc tâm khai” (Hiển lộ trọn vẹn Bình Đẳng Giác sẵn có), bổn tánh của chúng ta vốn tự đầy đủ Bình Đẳng Giác. Chính ngay nơi Lão Hòa Thượng từng chút một, từ sớm đến tối, bạn hãy tỉ mỉ mà quan sát, bạn sẽ nhìn ra được. Ấy là “Dùng hạnh hiển lý, hơn nữa, được vãng sanh thì ngộ vô sanh nhẫn, từ thể khởi dụng”, đấy là đắc, bạn đạt được rồi! Bạn thật có thể vãng sanh, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc liền ngộ vô sanh nhẫn. Đây là do oai thần Bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì, vô sanh nhẫn là gì? Vô sanh nhẫn chính là A Duy Việt Trí, là Pháp Thân Bồ Tát. Viên chứng “Tam bất thối” thì gọi là A Duy Việt Trí. Thứ nhất là “Vị bất thối”, vị bất thối là sở chứng đắc của A La Hán; “Hạnh bất thối” là sở chứng đắc của Bồ Tát; “Niệm bất thối” là sở chứng đắc của Pháp Thân Bồ Tát, chính là Bồ Tát nơi cõi Thật Báo của Tây Phương Thế Giới Cực Lạc.
Trích Lục : Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
Chủ Giảng: HT. Thượng Tịnh Hạ Không ( Giảng 2014)
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *