Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Có rất nhiều người tuy đã học Phật lâu rồi, nhưng vẫn còn đầy đủ tham-sân-si

Tam độc tham - sân - si
Trong kinh Phật nói cho chúng ta biết nghiệp nhân của ba đường ác thì vô cùng phức tạp, trong đó nặng nhất chính là sát, đạo, dâm. Nếu quý vị phạm phải một trong ba thứ này, hoặc là đã phạm đủ hết cả ba, thì những ngày tháng sau này của quý vị trong ác đạo sẽ vô cùng thống khổ. Chúng ta thấy được cũng không ít người tu hành có được chút ít công phu, họ đối với tiền tài, danh lợi, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ của thế gian đã đạm bạc đi ít nhiều, thì liền cho rằng ta đây rất tài giỏi, kẻ khác tu chẳng bằng. Họ đi đến đâu cũng muốn được mọi người tôn kính và quy thuận họ, nếu có ai tỏ ra không tôn kính họ thì họ liền sân giận. Vậy họ có phải đoạ vào ba đường ác hay không? cũng không ngoại lệ, tuy họ có thể đoạn được cái thô tướng tham, sân, si bên ngoài, nhưng đối với cái vi tế bên trong vẫn còn nguyên, cái nhân vẫn còn thì có lý nào quả có thể tiêu, do đó đáng phải đoạ lạc như thế nào, thì vẫn phải đoạ lạc y như thế đó.
Chúng ta phát hiện ngày nay có rất nhiều người tuy đã học Phật lâu rồi, nhưng vẫn còn đầy đủ tham-sân-si. Họ đi đến nơi đâu cũng muốn tranh lấy phần tốt về mình, tranh lấy tiện nghi cho mình, mặc kệ người khác ra sao. Khi họ đi đến chùa thì cũng lại tranh lấy vị trí tốt nhất, ngay cả thắp nhang trên điện Phật, họ cũng tranh lấy vị trí thắp cây hương đầu tiên, nếu như bị rơi lại phía sau thì họ liền không vui. Đến giờ ăn cơm, nếu nhà bếp dọn lên đồ ăn không ngon, không hợp khẩu vị của họ thì họ liền sân hận, liền ra sức chê bai, rồi bỏ đi không muốn ăn. Vậy những người này có bị đoạ vào 3 đường ác hay không? Vẫn phải đoạ như thường, chẳng phải nói họ tu lâu rồi thì không phải bị đoạ vào ác đạo, không có cái đạo lý như vậy.
Đấy là nói về tham-sân-si thô thiển bên ngoài. Vậy còn những tham-sân-si vi tế nằm sâu bên trong thì sao? Chúng ta thấy được cũng không ít người tu hành có được chút ít công phu, họ đối với tiền tài, danh lợi, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ của thế gian đã đạm bạc đi ít nhiều, thì liền cho rằng ta đây rất tài giỏi, kẻ khác tu chẳng bằng. Họ đi đến đâu cũng muốn được mọi người tôn kính, được mọi người tán thán là người có đạo hạnh. Ngay cả khi bước vào chùa họ cũng muốn trở thành người dẫn chúng, muốn mọi người đều phải tôn kính và quy thuận họ, nếu có ai tỏ ra không tôn kính họ thì họ liền sân giận. Vậy họ có phải đoạ vào ba đường ác hay không? Cũng không ngoại lệ, tuy họ có thể đoạn được cái thô tướng tham, sân, si bên ngoài, nhưng đối với cái vi tế bên trong thì vẫn còn nguyên, cái nhân vẫn còn thì đâu có lý nào quả có thể tiêu, do đó đáng phải đoạ lạc như thế nào thì vẫn phải đoạ lạc y như thế đó.
Chẳng phải nói nay ta đối với cái thế gian này chẳng còn tham luyến tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ nữa, thì dẫu trong Phật Pháp ta có khởi lên tham-sân-si cũng không sao, sẽ chẳng còn bị đoạ vào ác đạo nữa. Quý vị trăm ngàn lần xin đừng bao giờ có cái suy nghĩ này, vì đây là sai rồi. Chúng ta nên biết rằng, nghiệp nhân của ba đường ác chính là tham-sân-si. Không cần biết quý vị tham-sân-si cái gì, tham-sân-si ở đâu, chỉ cần trong tâm của quý vị vẫn còn tham-sân-si thì quý vị sẽ chạy không ra khỏi ba đường ác.
Trong Kinh, Phật nói cho chúng ta biết nghiệp nhân của ba đường ác thì vô cùng phức tạp, trong đó nặng nhất chính là sát-đạo-dâm. Nếu quý vị phạm phải một trong ba thứ sát-đạo-dâm này hoặc là đã phạm đủ hết cả ba, thì những ngày tháng sau này của quý vị trong ác đạo sẽ vô cùng thống khổ. Tuy nhiên, đối với những người đã học Phật thì tương đối dễ chịu hơn một chút. Ví như trong cõi ngạ quỷ có quỷ đói, quỷ nhiều tiền, quỷ ít tiền….thì những người đã học Phật thì sẽ không rơi vào quỷ đói, mà họ thuộc về quỷ nhiều tiền hoặc quỷ ít tiền. Chủng loại trong địa ngục cũng vô cùng phức tạp, nếu người học Phật đoạ vào địa ngục thì họ nhận hình phạt tương đối nhẹ hơn một chút so với người không học Phật.
Cho nên ngay cả trong Phật Pháp cũng không thể tham-sân-si, chúng ta đối với vấn đề này cần phải hiểu cho thật tường tận. Mỗi giờ mỗi phút cần phải giữ cho được tâm bình khí hoà, không nên tiếp tục trưởng dưỡng hạt giống tham-sân-si trong tâm mình nữa. Trong Kinh, Phật dạy cho chúng ta một phương pháp nhằm để diệt trừ tham-sân-si, đó là:
” Cần tu Giới-Định-Tuệ diệt trừ tham-sân-si”.
Diệt trừ tham-sân-si tức là diệt trừ đi cái nhân của ác đạo. Nếu bạn có thể giữ cho chính mình không tạo ác nghiệp nữa, thì bạn nhất định sẽ tránh miễn được việc đọa vào ác đạo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *