Chúng ta giảng kinh dạy học, nhất định phải cúng dường thầy giáo ở một bên, hiện trường này của chúng ta có thầy giáo hiện diện. Thầy giáo dạy bảo chúng ta, nhưng không có hộ pháp đắc lực thì cũng không thể thành tựu. Hàn Quán Trưởng hộ trì ba mươi năm, chúng ta treo ảnh của bà ở đối diện, mỗi giảng đường bà đều tham dự, đều nhìn thấy, tinh thần của bà đích thật tồn tại trong đạo tràng này của chúng ta, trong lớp học này của chúng ta, chư Phật, Bồ Tát đang ở đây.
Chúng ta dùng tâm niệm gì để học tập? Cảm ân đội đức. Chúng ta biết trong một đời này nhất định sẽ thành tựu, chư Phật hộ niệm, long thiên ủng hộ, đâu có lý không thành tựu? Hàn Quán Trưởng có huệ nhãn, không phải là người thường, lần trước pháp sư người Hàn Quốc đến đây, nhìn thấy ảnh bà, bảo là Quán Âm Bồ Tát tái lai. Bà giao phó công tác hộ pháp cho Cư sĩ Lý Mộc Nguyên, ông Lý không phụ lời ủy thác này. Lần đầu tiên Cư sĩ Lý đến thư viện Đài Bắc, Hàn Quán Trưởng tặng cho ông một bộ Tây Phương Tam Thánh, Phật bảo đã giao cho ông. Đến lần thứ hai tặng ông một bộ Đại Tạng Kinh, Pháp bảo cũng đã giao cho ông. Sau khi vãng sanh, tất cả chúng ta đều đến nơi đây, Tăng bảo cũng giao cho ông rồi. Ông phải phụ trách hộ pháp nên mới có nhân duyên thù thắng như vậy.
Chúng ta ở trong thời đại này có nhiều tai nạn to lớn, có thể ở đây giảng kinh Hoa Nghiêm, thật không dễ gì! bạn phải biết khai giảng bộ kinh này, người ở địa phương này có phước báo lớn biết bao, thiện căn lớn biết bao. Nếu thiện căn, phước đức, nhân duyên hoàn toàn không đầy đủ thì pháp hội này nhất định không thể mở nổi. Pháp hội này có thể xây dựng ở đây, là do hết thảy chư Phật, Như Lai hộ niệm, long thiên thiện thần bảo hộ, trong tâm chúng ta rất rõ ràng, rất sáng tỏ. Ân cha mẹ không thể quên, Ân sư trưởng không thể quên!
Phật dạy chúng ta trên đền bốn ân nặng. Bốn ân nặng này là “ân cha mẹ, ân sư trưởng”; Tam bảo thuộc phạm vi sư trưởng, Tam bảo là thầy của chúng ta, “ân quốc gia, ân chúng sanh”. Quốc gia bảo vệ chúng ta, Làm cho chúng ta an cư lạc nghiệp; “chúng sanh”, chúng ta không thể xa lìa xã hội, tách rời đại chúng mà sinh sống riêng rẽ. Ẩm thực y phục của chúng ta đều phải nhờ rất nhiều người canh tác, trồng trọt tạo thành, phải thường thường suy nghĩ. Làm sao báo ân? Phải hết lòng học tập, thật sự đoạn phiền não, khai trí tuệ, làm Phật, làm Bồ Tát, giống Địa Tạng Bồ Tát vậy, được vậy thì mới là “trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường”. Địa Tạng Bồ Tát làm gương tốt nhất cho chúng ta, chúng ta phải học tập.
(Trích: Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, tập 08 / Chủ giảng Lão Pháp sư Tịnh Không