Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Chúng sanh Diêm Phù Đề khởi tâm động niệm thảy đều là tội

Cảm ứng Bồ Tát Địa Tạng cứu khổ
Phật pháp, quyết định không có nói vì chính mình. Vì chính mình, tự tư tự lợi là phàm phu, không có thứ nào không tạo nghiệp. Trên Kinh Địa Tạng nói: “Chúng sanh Diêm Phù Đề khởi tâm động niệm thảy đều là tội”. Trong lời nói này, khởi tâm động niệm đều là tự tư tự lợi. Người giác ngộ, khởi tâm động niệm đều là vì tất cả chúng sanh, đời sống đều là tất cả chúng sanh. Ta sống ở thế gian này, vì chúng sanh phục vụ, không phải vì chính mình. Mặc áo ăn cơm đều là vì chúng sanh, đọc sách vì chúng sanh, làm việc vì chúng sanh, mọi thứ đều là vì chúng sanh phục vụ, vì chúng sanh tạo phước, đây chính là người giác ngộ, đây chính là “cận ư giác ý”. Mỗi niệm vì chúng sanh, mỗi niệm vì xã hội thì “sanh khởi chủng chủng thiện căn nhân duyên”. Mỗi niệm vì chính mình, đó chính là tạo tác tất cả căn nguyên của ác nghiệp. Khác biệt chính ngay chỗ này. Nếu như chúng ta đem ý niệm chuyển đổi lại, vì chúng sanh, vì xã hội, không nên vì chính mình thì tiền đồ của bạn là một mảng sáng lạn. Cái ý niệm này sanh trí tuệ. Người mà mỗi niệm vì chính mình thì tâm đó là mê hoặc điên đảo, cái tâm đó sanh tham sân si, không sanh trí tuệ, cho nên nhất định phải đem ý niệm chuyển đổi lại.
Phải chân thật chuyển đổi lại, cần phải hoan hỉ mà trải qua đời sống thanh đạm. Câu nói này, người hiện tại rất khó lý giải, rất khó tiếp nhận. Đây là do chúng ta học tập không đủ độ sâu. Nếu như học tập có độ sâu nhất định, bạn liền biết được đời sống đơn giản chính là đời sống hạnh phúc nhất. Trong đời sống xa xỉ không có hạnh phúc, bạn phải bỏ ra giá trị quá lớn. Bạn tỉ mỉ mà dò xét, được không bằng mất, có được thì quá ít, bỏ ra thì quá nhiều. Bỏ ra cái gì? Lo lắng, hiện tại chúng ta gọi là áp lực của tinh thần, áp lực của vật chất. Đời sống đơn giản thì thân tâm tự tại, trong tâm bạn không có lo lắng, không có vọng tưởng, không có vướng bận. Thật tự tại! Tâm thanh tịnh thì thân thanh tịnh, thân tâm thanh tịnh thì hoàn cảnh cũng thanh tịnh, đó là cảnh tùy tâm chuyển. Cho nên chúng ta nhất định phải học.
TRÍCH ĐOẠN TỪ BÀI GIẢNG”KINH VÔ LƯỢNG THỌ (TẬP 129)
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *