“Đức Phật nói kinh, chế các giới cấm, khiến cho tất cả chúng sanh, thu nhiếp thân khẩu ý, thanh tịnh không phạm, thì có thể siêu thoát ba đường khổ, đây là cấm giới. Đây là nâng cao lên, nghĩa là từ phước báo, bạn xem hướng dẫn, phước đức đến giới cấm, đó là từng bước từng bước hướng thượng mà nâng lên. Có thể trì giới, có thể niệm Phật, thì có thể siêu thoát lục đạo luân hồi, chắc chắn ở trong Tịnh độ tông, tu trì danh niệm Phật, cầu sanh tịnh độ. Cho nên người niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, đối với giới luật phải coi trọng. Giới luật không cần nhiều, Ngũ giới Thập thiện nhất định bạn phải làm được.
Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, ngài đã để lại cho hàng đệ tử đời sau hai câu, hai câu này vô cùng quan trọng, một đời ngài đã làm cho chúng ta thấy. Ngài A Nan hỏi đức Phật: Khi ngài còn tại thế chúng con đều nương theo ngài, ngài nhập niết bàn rồi chúng con lấy ai để làm thầy? Đức Phật không chỉ định người nào, đức Phật chỉ nói: “Lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy”, có thể trì giới, có thể chịu khổ, thì bạn có thể thành tựu. Một đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni ba y một bình bát, ngày ăn một bữa, tối ngủ dưới gốc cây. Khi đức Phật nhập Niết bàn là ở ngoài rừng, chứ không phải ở trong nhà. Biểu diễn ở đây là gì? Biểu diễn là lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy.
Người thế gian thấy cuộc sống vật chất của đức Phật Thích Ca Mâu Ni rất khổ, kỳ thật ngài vui sướng không gì bằng, bạn xem khi ngài tiếp mọi người, khuôn mặt luôn mỉm cười. Chưa bao giờ bạn thấy có một ngày nào đức Phật Thích Ca Mâu Ni, với vẻ mặt lạnh lùng không vui cả, không có, chưa bao giờ có, trong tâm ngài là hòa khí, là hoan hỷ. Trong mắt của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thì tất cả chúng sanh đều là Phật, ngày nào cũng sống với Phật, thì làm sao ngài không vui được! Đức Phật nhìn thế giới, trong kinh Hoa Nghiêm nói, “tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí”, chẳng những hữu tình chúng sanh là Phật, mà vô tình chúng sanh cũng không ngoại lệ, cũng là Phật. Bạn nghĩ xem tâm như thế có rộng lớn không, tâm tình này nhẹ nhàng biết bao.
Học Phật là học từ đây, có một oan gia, có một đối thủ là sai rồi, chẳng phải là oan gia đó, oan gia đó là Phật, đó là bổn thiện. Sai ở chỗ nào? Bản thân mình sai, bên ngoài không sai, bạn ra bên ngoài tìm không thấy một người sai, đều là nội tâm của mình. Chúng ta lấy tập khí phiền não xem bên ngoài, thì bên ngoài đều là phiền não. Chúng ta dùng ý niệm ác để nhìn người ta, thì người ta đều là người ác, bạn dùng Phật nhãn nhìn chúng sanh, thì tất cả chúng sanh đều là Phật. Điều này chúng ta cần nên học tập”
Trích từ bài giảng Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 46 do pháp sư Tịnh Không chủ giảng.