Trên đề kinh nói: “thanh tịnh bình đẳng giác”. Họ đạt được tâm thanh tịnh, tức đã chứng quả A La Hán. Chúng ta ngày nay một phẩm phiền não cũng chưa đoạn được, kiến tư phiền não cũng còn, vẫn là chấp trước thân này là tôi, có thể vãng sanh chăng? Có thể, gọi là đới nghiệp vãng sanh, chỉ có pháp môn này.
Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn tất cả đều không có, không có mang nghiệp, đều là đoạn hoặc chứng chân, cho nên rất khó. Pháp môn này so với 8400 pháp môn, thì dễ hơn nhiều. Nhưng dễ nó vẫn có đều kiện, điều kiện gì? Kiến hoặc này quý vị cần có năng lực chế phục nó, chưa đoạn. Chế phục cái gì? Tuy có nhưng nó không khởi tác dụng, như vậy mới có thể vãng sanh. Dùng cái gì để chế phục? Dùng câu danh hiệu này để chế phục, cho nên phương pháp trì danh hiệu này thật không thể nghĩ bàn!
Phương pháp này quá diệu, khiến chúng ta khởi tâm động niệm đều niệm A Di Đà Phật. Ý nghĩ mới khởi lên, người xưa nói: “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác muộn”. Quý vị giác ngộ nhanh, ý nghĩ mới khởi lên cho dù là thiện niệm hay ác niệm, nhưng ý nghĩ thứ hai liền đổi thành A Di Đà Phật, khiến trong tâm chúng ta, ở mọi lúc mọi nơi, chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra đều không có gì nữa. Dưỡng thành thói quen này, ý nghĩ vừa khởi chính là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật sẽ tương ưng với thế giới tây phương Cực Lạc. Quý vị thấy thiện niệm của chúng ta tương ưng với ba đường thiện, ác niệm của chúng ta tương ưng với ba đường ác.
Niệm niệm chúng ta là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật không ở trong đường thiện của sáu nẻo, trong ác đạo cũng không có, họ ở đâu có? Thế giới tây phương Cực Lạc có. Quý vị tương ưng với họ, chắc chắn đến được thế giới Cực Lạc, niệm Phật vãng sanh là đạo lí như vậy. Phải luôn rõ ràng, tường tận.
Niệm thành công câu A Di Đà Phật này, như thế nào gọi là niệm thành công? Lúc không niệm nó cũng khởi lên, lúc niệm có A Di Đà Phật, không niệm cũng có A Di Đà Phật, thuộc rồi, thành thục rồi. Xa dần tất cả phiền não tri kiến khác. Lúc nghĩ đến công việc, đặc biệt là lúc đang đau khổ, thiên tai, niệm thứ nhất chính là A Di Đà Phật, như vậy là thành công.
Nguyện thứ 18 của 48 nguyện, lúc lâm chung một niệm, mười niệm đều có thể vãng sanh thế giới Cực Lạc, cho nên niệm Phật rất bức thiết! Trong đời này của chúng ta đại sự nhân duyên lớn là cái gì? Là niệm Phật, ngoài niệm Phật ra toàn là việc nhỏ, đều không phải việc cần gấp, việc cấp thiết nhất chính là niệm Phật. Khuyên người niệm Phật, thực sự niệm thành công đối với mình có lợi rất lớn.
Lợi ích gì? Thân tâm của mình mạnh khỏe, quý vị không thể sinh bệnh, bệnh từ đâu mà sanh? Phật nói nguồn gốc của bệnh tật chính là năm độc tham sân si mạn nghi. Trong tâm chúng ta đều có năm độc, cho dễ dàng cảm nhiễm vi khuẩn bệnh bên ngoài, đó là ngoại duyên.
Trong tâm nếu không có năm độc, bên ngoài bệnh độc như thế nào đều không cách gì xâm nhập vào được, chúng ta ngày nay gọi là sức đề kháng. Nếu có sức đề kháng mạnh, bệnh độc như thế nào vào đến quý vị đều không sao, đều không khởi tác dụng. Vì sao? Thân tâm quý vị mạnh khỏe, đây là cái lợi đối với chính mình. Còn có một cái lợi lớn, không những tự mình được lợi ích mà người khác cũng được lợi ích. Quý vị sống ở nơi này không có tai nạn, vì sao? Người xưa thường nói: phúc nhân cư phúc nhân địa, phúc địa phúc nhân cư (người có phước ở đất phước, đất phước người có phước ở).
Quý vị tu hành, tu đến lúc một câu A Di Đà Phật, có thể chế phục được tất cả vọng niệm. Như vậy quý vị là người có phước báu lớn, phước báu lớn nhất của nhân gian thiên thượng. Quý vị ở nơi này, nơi này không có tai nạn. Nói cách khác nhân dân nơi này đều hưởng phước của quý vị. Việc này có thể không làm sao? Không thể không làm điều này.
Niệm Phật, nhất định phải giống A Di Đà Phật, A Di Đà Phật mỗi niệm giúp hết thảy chúng sanh khổ nạn. Giúp họ phá mê khai ngộ, giúp họ ly khổ đắc lạc, giúp họ vãng sanh về thế giới tây phương Cực Lạc. Ở thế giới Cực Lạc chứng được Phật quả cứu cánh viên mãn ngay trong đời này. Chúng ta trong một đời này có duyên phận thù thắng như vậy, thật khó được! Quý vị phải nên thực sự tin tưởng, thực sự nguyện sanh về thế giới Cực Lạc thân cận Phật A Di Đà. Ở thế giới Cực Lạc tu hành thành tựu, thành tựu viên mãn. Sau khi thành tựu thì quý vị giống như Phật A Di Đà, phổ độ chúng sanh đau khổ trong hư không pháp giới.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 393)