Trong nhóm bạn đồng tu của tôi có một đạo hữu tên Xuân Cô còn một căn bệnh lạ nữa, đó là cô luôn khát nước. Hễ thức dậy là cô uống nước không ngừng, uống mãi cho đến đêm khuya khi nào đi ngủ mới thôi. Hằng ngày, lúc nào cũng mang nước kè kè theo bên mình, ngoài ra cô còn phải phun nước lên mặt, cô có thể tắm rửa, bơi lội, ngâm nước cả ngày mới chịu lên…
Trong gia đình, tuy là con gái nhưng cô Xuân có thói quen thích chỉ huy mẹ, mẹ cô thì rất nghe theo và phục vụ cô. Nhưng trong đời thường giữa hai mẹ con cũng thường sảy ra xung đột, cãi nhau dẫn đến giận hờn… Vì tình thương khó chia cắt nên mẹ một lòng sống theo ý con gái, con cũng hết lòng phụng dưỡng mẹ nhưng họ vô tình vẫn hành xử theo thói quen và nghiệp lực của quá khứ…
Tháng 7 năm 2012, nhờ Phật gia hộ mà nguyên nhân căn bệnh thiếu nước và mối quan hệ giữa mẹ và cô Xuân được hé mở.
Cô Xuân được một vị đồng tu đã khai thiên nhãn dẫn đến nhà một người họ hàng, ở lại đó ba ngày, để tham dự đại lễ cầu siêu. Sau khi đại lễ hoàn tất, mọi người cùng ngồi trò chuyện thì bỗng vị đồng tu đã khai thiên nhãn im bặt, nhìn chăm chú vào cô , đầy vẻ ngạc nhiên…
Cô Xuân thấy vậy thì mỉm cười hỏi:
– Sao ông nhìn tôi lạ thế? Đã thấu hiểu được gì từ tôi chăng?
Vị này nghiêm nghị gật đầu, đáp:
– Tôi nhìn thấy có một trại quân thời cổ, vị nguyên soái mười phần anh tuấn, oai vệ… CHÍNH LÀ CÔ! Đang có mặt tại đó!
Lão Sư Trịnh Bá Đức nghe vậy liền hỏi:
– Ông xem trên lá cờ của vị nguyên soái này viết chữ gì?
– Ồ! Tôi nhìn thấy rồi, là chữ” Chu”!
– Họ” Chu” ư?
Chúng tôi cùng suy nghĩ, vậy ông tướng “Chu” này thuộc triều đại nào đây?…
Vị thông tuệ nhắm mắt một lát rồi nói:
– Tôi nhìn thấy cô rồi: Là một nam tử trẻ, rất uy vũ anh tuấn, mọi người xung quanh đều gọi cô là”Đô Đốc”.
– Đô Đốc ư?
Chúng tôi cùng lên tiếng hỏi, nhìn nhau ngẩn ngơ…
– Phải! Cô chính là Chu Du của nước Ngô thời Tam Quốc, mẹ của cô là Tướng Quân Hoàng Cái nổi danh với khổ nhục kế “ trá hàng” để lừa Tào Tháo…
“ Theo sử cũ, để đối địch với quân của Tào Tháo hùng mạnh, Hoàng Cái đã cùng Chu Du đề ra mưu kế hỏa thiêu Xích Bích.
Hoàng Cái nói với Chu Du:
– Địch đông ta ít, khó đánh lâu, tôi quan sát thấy thuyền Tào Tháo nối liền đầu đuôi, có thể dùng hỏa công để thắng… Tôi tình nguyện cam chịu để ngài đánh thảm, sau đó sẽ làm bộ bất mãn rồi lén gửi thư cho Tào Tháo giả vờ đầu hàng. Đợi quân sĩ bên Tào chủ quan, thì ta phóng lửa, nương sức gió mạnh, lửa sẽ thiêu cháy hết doanh trại trên sông của địch.
Màn diễn kịch lừa Tào Tháo của Chu Du và Hoàng Cái thành công. Vậy là trong trận Xích Bích, tướng sĩ quân Tào bị thiêu chết, thương vong vô số, không kể xiết”…
Hóa ra hai mẹ con cô Xuân kiếp trước lại là hai vị tướng tài, vang dội : Chu Du và Hoàng Cái.
Cô Xuân và tất cả mọi người có mặt đều kinh ngạc đến há hốc mồm…
Vị đồng tu kia kể tiếp: Ông nhìn thấy những tướng sĩ bị thiêu chết nhiều không đếm xuể… Họ bị thiêu đến mức không còn hình người, chân tay tàn khuyết… Rất nhiều người hiện nay còn chìm trong ác đạo, thọ khổ không diễn tả được, muốn thoát ra cũng không biết khi nào ra…Còn lại một số đang hiện hữa xung quanh chúng ta, muốn chúng ta cầu siêu độ cho họ…
Kể xong, ông quay sang nói với cô Xuân:
– Do cô hiện tại còn phúc báo lớn, nên oan gia trái chủ không thể quấy phá cô được nhiều, nhưng cô nhất định phải sám hối, hơn nữa phải dốc sức giúp cho những oan gia bị hại chết này được thoát khỏi khổ ải, bọn họ thật quá thảm và đáng thương!
Đô Đốc Chu Du vào thời đó, là một vị nguyên soái trẻ tuổi oai hùng, tài hoa xuất chúng, tên tuổi lưu truyền khắp thiên hạ, nhưng do sát sinh quá nhiều nên ông chỉ sống tới 36 tuổi.
Hiện tại là năm 2012, chuyện đã qua đến 2 ngàn năm, cũng không biết trong khoảng thời gian này Chu Du có phải vào các ác đạo như địa ngục, súc sinh chịu quả báo của nghiệp binh đao chém giết không, nhưng hẳn những bệnh của cô hiện tạo chỉ là những dư báo còn sót lại mà thôi.
Không những thế, nhờ cô biết tu theo Phật Pháp nên sự việc có thể cứu vãn được, cô đã hiểu ra mình vì sao bị nhiều bệnh khổ …Do quá khứ là Chu Du nên đời này cô vẫn còn mang theo hào khí anh hùng, Chu Du quá khứ vốn là một mỹ nam tài hoa, anh tuấn thì đời này cô vẫn là một mỹ nữ thanh tú, trên mặt luôn toát ra vẻ anh hùng, lịch lãm …
Quá khứ, Chu Du tính tình phóng khoáng, đại lượng, cư xử đắc nhân tâm, tuổi trẻ còn được Tôn Quyền nước Ngô đề bạt trọng dụng.
Trong” Tam Quốc Diễn Nghĩa”, tác giả La Hán Trung thì Chu Du bị Gia Cát Lượng chọc tức chết, nhưng đó chỉ là lời bịa đặt, không có thực.
Đời nay, hãy xem kiếp sau của Chu Du là cô Xuân: Tính cách vẫn hào sảng, khoan dung, rất thích hành thiện tích đức, bố thí rộng, kết duyên lành… Chu Du từ thời thiếu niên đã giỏi âm nhạc, thính giác vô cùng tinh tế, nghe kể:” Dù ông đã uống ba bình rượu, nhưng khi nhạc tấu lên bị sai, ông vẫn nhận ra và ngay lập tức quay đầu nhìn nghệ nhân”…
Do quá khứ Chu Du là một trong những người lập mưu hỏa thiêu quân Tào, nên hiện tại cô Xuân cũng bị dư âm của quả báo, bởi làm người chết cháy, thèm nước… Nên kiếp này bản thân cô luôn khát nước, thích ngâm nước…
Nghe đến đây, cô Xuân rơi lệ, phát tâm sám hối dũng mãnh, cô chân thành hướng về các chúng sanh bị hại xin sám hối, rồi từ đây phát nguyện dùng Phật Pháp làm lợi cho họ, đời đời dùng công đức tu tập hồi hướng cho tất cả được thoát ly biển khổ sinh tử.
Đại nguyện được phát ra với tâm ăn năn sám hối vô bờ, vì thương xót những nạn nhân chết thảm mà cô Xuân quyết tâm học hỏi lời chỉ dạy của Phật Pháp một cách chân chính, bền bỉ nhất. Bệnh cô nhờ đó được tiêu tan, tín tâm lại càng kiên cố.
Đây là tất cả những gì tôi chứng kiến và viết ra trung thực, bạn có thể không tin… Nhưng tôi hy vọng câu truyện này sẽ mang lại lợi ích cho những ai hữu duyên đọc được bài viết này.
( Trích” Báo Ứng Hiện Đời 7″)
– Hiệu đính: Thiện Như –
– Biên dịch: Hạnh Đoan –