Tất cả Pháp từ trong tâm cung kính mà tìm cầu. Nơi bộ kinh này diễn giảng, nơi đọc tụng, cũng là nơi Phật quang nhiếp thủ. Chúng ta một người đọc tụng, quang minh chiếu chính mình, mọi người cùng nhau đọc tụng, quang minh chiếu giảng đường này, chiếu đạo tràng này. Chúng ta tiếp thu nhiều ít, phải xem tâm thành kính của quý vị, chính là Ấn Quan Đại sự đã nói: “một phần thành kính, quý vị được một phần lợi ích, mười phần thành kính, quý vị được mười phần lợi ích”. Đặc biệt là lúc đại chúng cùng nhau tu chung, mỗi người đạt được lợi ích khác nhau. Nguyên nhân là gì? mỗi người tâm cung kính không giống nhau. Thành kính đối với Pháp môn này, thành kính đối với đạo tràng, thành kính đối với thầy giáo. Thậm chí là thành kính đối với xung quanh đạo tràng chúng ta, những nhân viên làm việc ở đó! cảm ứng không giống nhau.
Nếu ở nơi tam đồ khổ nhất, đây là nói về địa ngục. Tam đồ khổ nhất là chỉ cho địa ngục. Tam đồ là chỉ cho súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, khổ nhất là địa ngục. Thấy quang minh này, đều được nghỉ ngơi, mạng chung đều được giải thoát. Đây là nói về ba đường ác Phật quang cũng chiếu đến, nhưng là ba đường ác có thể thấy được Phật quang, là điều càng hi hữu. Vì sao vậy? Vì nghiệp chướng của họ nghiêm trọng hơn trong cõi người. Chúng sanh trong đường ác thấy được Phật quang, Phật quang gia trì cho họ thì họ có được lợi ích nhiều như vậy. Sự đau khổ của họ liền có thể dừng nghỉ, lúc mạng chung đều có thể được giải thoát. Sự giải thoát này là có thể ra khỏi đường ác, đến cõi người, đến cõi trời, sanh đến tất cả những nơi thiện. Trong đời quá khứ nếu như có duyên với Phật, súc sanh cũng có thể niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ. Súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục đều có khả năng Phật quang có thể giúp đỡ quí vị, làm cho thiện căn trong đời trước của quí vị được khởi phát ra, quí vị sẽ niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ, nghĩa là ai cũng an lạc từ tâm làm thiện. Đây là ý nghĩa trong đoạn Kinh văn này. Lại Lễ Tán viết: “Di Đà Thế Tôn vốn phát thệ nguyện sâu nặng, dùng quang minh danh hiệu để nhiếp hóa mười phương”. Đây là điều vĩ đại của Phật A Di Đà, là một phương Pháp giúp đỡ chúng sanh. Phương Pháp này xảo diệu quá. Quang minh chiếu khắp, phổ nhiếp tất cả chúng sanh, sau đó dùng một câu danh hiệu này, quí vị xem đơn giản biết bao.
Chỉ cần có thể niệm Nam mô A Di Đà Phật, quí vị liền có được Phật quang nhiếp thọ. Lúc lâm chung Phật đến tiếp dẫn. Công đức danh hiệu Phật không thể nghĩ bàn! Chúng ta không thấy được Phật quang, nhưng hoàn toàn tương đồng với ý nghĩa của Phật quang. Nơi Kinh bổn tồn tại chính là nơi Phật quang chiếu khắp. Nơi danh hiệu Phật A Di Đà tồn tại, chính là nơi quang minh Di Đà tồn tại. Nơi tượng của Phật A Di Đà tồn tại, bất luận là tượng nặn, điêu khắc hay là tượng vẽ đều như nhau, quí vị nhìn thấy Phật A Di Đà, nhìn thấy bốn chữ A Di Đà Phật này, đều là Phật quang đang chiếu khắp. Điều này nên hiểu, không thể không hiểu. Quang minh nhiếp thọ, tức chỉ nay nguyện, gặp quang minh này, đều được vãng sanh. Nơi bộ Kinh này diễn giảng, nơi đọc tụng, cũng là nơi Phật quang nhiếp thủ. Chúng ta một người đọc tụng, quang minh chiếu chính mình, mọi người cùng nhau đọc tụng, quang minh chiếu giảng đường này, chiếu đạo tràng này. Chúng ta tiếp thu nhiều ít, thì phải xem tâm thành kính của quí vị, chính là Ấn Quang Đại sư đã nói: “Một phần thành kính quí vị được một phần lợi ích, mười phần thành kính quí vị được mười phần lợi ích”. Đặc biệt là lúc đại chúng cùng nhau tu chung, mỗi người đạt được lợi ích khác nhau. Nguyên nhân là gì? Mỗi người tâm cung kính không giống nhau. Thành kính đối với Pháp môn này, thành kính đối với đạo tràng, thành kính đối với thầy giáo. Thậm chí là thành kính đối với xung quanh đạo tràng chúng ta, những nhân viên làm việc ở đó. Cảm ứng không giống nhau. Cho nên tất cả Pháp từ trong cung kính mà tìm cầu.
Lễ ký của nhà Nho có một câu nói: “khúc lễ viết, vô bất kính”, trong nhà Phật quí vị thấy tất cả những sám nghi, câu đầu tiên là: nhất tâm đảnh lễ, nhất thiết cung kính. Nhất thiết cung kính này không những đối với tất cả mọi người, tất cả Bồ Tát càng không cần phải nói nữa, đối với tất cả mọi người, đối với tất cả mọi việc, đối với tất cả mọi vật, đối với sơn hà đại địa, một tâm cung kính chân thành, mới có thể cảm nhận được quang minh phổ chiếu của Di Đà. Đều được vãng sanh, nên nói sanh đến nước Ta. Đây chính là hiển bày lợi ích công đức của quang minh. Công đức trong Phật quang, lợi ích của quang chiếu, không thể nghĩ bàn.
Từ trên đây có thể thấy, quang minh vô lượng là thân đức của Phật, mà quang minh này thật là lợi sanh. Đây là điều chúng ta nhất định phải hiểu được. Quang là từ trên Phật thân mà phát ra, Phật là Pháp thân. Nói cách khác Phật quang chính là Đức của Pháp thân. Như Lai tu chứng thành tựu đức Pháp thân, làm tâm nhân địa cho chúng ta. Đây là điểm thù thắng vô cùng của Pháp môn Tịnh Tông. Chúng ta đối với những điều này hiểu biết chưa đủ thấu triệt, cho nên tu hành công phu chưa đắc lực. Nếu như thực sự hiểu biết thấu triệt thì đã khác. Bất luận quí vị tu như thế nào, trì danh cũng được, tụng Kinh cũng được, lễ bái cũng được, công việc cũng được, công việc đều là tu hành, ăn cơm mặc áo cũng là tu hành. Quí vị đều được Pháp hỷ sung mãn, thực sự không thể nghĩ bàn. Quang minh này đích thực là vì lợi ích tất cả chúng sanh, cho nên 48 nguyện, toàn hiển Pháp thân.
Trích lục: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 207
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ Giảng : HT.Thượng Tịnh Hạ Không.