Đích thực chúng ta thấy rất nhiều người niệm Phật, đa phần là sao? đa phần là các ông bà cụ ở nông thôn, họ không biết chữ, chưa từng nghe Kinh. Từ sáng đến tối họ chỉ biết niệm Phật A Di Đà, khi lâm chung Vãng Sanh đoan tướng hy hữu, biết trước được giờ chết. Rất nhiều người không hề bệnh hoạn gì, nói đi là đi, còn có người đứng vậy mà đi, ngồi vậy mà đi, đây là nhờ nguyện này gia trì. Đây chính là suốt đời niệm Phật, thậm chí họ không biết tụng kinh, chỉ chuyên niệm một câu Phật hiệu. Trước đây, người đệ tử làm thợ hàn của pháp sư Đế Nhàn, tôi nghe được từ một băng ghi âm, pháp sư kể trong kỳ Phật thất, hòa thượng Đế Nhàn chỉ dạy ông ta một câu phật hiệu: “Nam Mô A Di Đà Phật “, dạy ông từ sáng đến tối chỉ niệm câu Phật hiệu này. Niệm mệt thì nghỉ, nghỉ khoẻ lại niệm tiếp, cho nên hoàn toàn không có áp lực. Niệm suốt ba năm, biết trước giờ chết, đứng Vãng Sanh.
“Trên tận nhất hình”, đây là gì? Nhất hình tức là một đời, chúng ta sống ngày nào niệm ngày đó, ngày ngày niệm không gián đoạn. Các bậc cổ đức dạy chúng ta, bất cứ lúc nào nơi nào cũng không cần cấm kỵ, ở đâu cũng có thể niệm Phật. Niệm mệt thì nghỉ, nghỉ khỏe lại tiếp tục niệm, tự tại biết bao! Khi làm việc thì chuyên tâm mà làm, dừng niệm Phật, làm xong công việc, lập tức niệm Phật, đây là người niệm Phật chơn chánh. Niệm Phật không trở ngại công việc, nếu công việc này không cần dùng tâm niệm để làm, không cần dùng tâm tưởng để làm, chúng ta vừa làm việc có thể vừa niệm Phật. Nếu công việc cần suy nghĩ, thì khi làm việc chúng ta buông bỏ việc niệm Phật, chuyên tâm làm việc. Làm việc xong chúng ta tiếp tục niệm Phật, đây gọi là tịnh niệm tương tục, tức không gián đoạn.
“Trên tận nhất hình, dưới đến nhất niệm”. Sau cùng, một niệm này là nói một niệm khi lâm chung, niệm sau cùng khi lâm mạng chung là niệm Phật A Di Đà. “Thông đến tam bối, nhiếp thọ chín phẩm”. Tam bối là thượng bối, trung bối và hạ bối trong Kinh Vô Lượng Thọ, tứ độ tam bối cửu phẩm. “Không ai không vãng sanh”, phẩm vị cao thấp nghĩa là sao? Nói cho chư vị biết, đây là mức độ tâm địa thanh tịnh cảm ứng. Trên đề Kinh này nói, ba đẳng cấp này rất hay: Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác. Công phu thấp nhất là Thanh Tịnh, thanh tịnh vãng sanh cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Bình Đẳng, Tâm đã bình đẳng, vãng sanh cõi Phương Tiện Hữu Dư. Sau cùng là Giác, Giác là đại triệt đại ngộ, sanh vào cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Từ đó cho thấy, Tâm thanh tịnh rất quan trọng! Chúng ta học Pháp môn niệm Phật là tu gì? Chính là tu Tâm thanh tịnh. Có nghi hoặc, Tâm không thanh tịnh. Có tạp niệm, Tâm không thanh tịnh. Cho nên cần phải buông bỏ tất cả nghi hoặc và tạp niệm, phải thường nghĩ đến “Phàm Sở Hữu Tướng Giai Thị Hư Vọng”. Trong cuộc sống hằng ngày tùy duyên, sao cũng được, không cần so đo tính toán. ăn no mặc ấm là đủ, không cần quá chú trọng nhất định phải thế này, nhất định phải thế kia. Như vậy rất phiền phức, đó là vọng niệm. Vì sao vậy? Vì nó nhiễu loạn Tâm thanh tịnh của chúng ta, như vậy là sai.
Được thanh tịnh, tiếp tục nâng cao lên tu Tâm bình đẳng, thấy tất cả mọi người và mình không có gì khác biệt. Mình không cao hơn người khác, người ta cũng không thua gì mình. Phương pháp tốt nhất, là quán tất cả chúng sanh đều là Phật A Di Đà, phương pháp này hay. Người tốt hay kẻ xấu đều là Phật A Di Đà, đừng phân biệt, Tâm bình đẳng hiện tiền, phẩm vị vãng sanh rất cao, sanh vào cõi Phương Tiện Hữu Dư. Cõi Phương Tiện Hữu Dư là Tứ Thánh Pháp Giới.
Bên dưới là tổng kết của Hoàng Niệm Lão về đoạn của đại sư Vọng Tây nói: “Ý là mười niệm trong nguyện văn của Kinh này”, chính là mười niệm trong nguyện văn của nguyện thứ 18. “Chỉ là khẩu niệm”, nói một cách rất rõ ràng minh bạch. “Trên tận hình thọ của một đời chỉ có niệm danh hiệu Phật”. Người này niệm Phật suốt một đời, chỉ niệm một câu Phật hiệu. “Dưới chỉ niệm một tiếng, đều có thể vãng sanh”. Đích thực chúng ta thấy rất nhiều người niệm Phật, đa phần là sao? Đa phần là các ông bà cụ ở nông thôn, họ không biết chữ, không chưa từng nghe kinh. Từ sáng đến tối họ chỉ biết niệm Phật A Di Đà, khi lâm chung vãng sanh đoan tướng hy hữu, biết trước giờ chết. Rất nhiều người không hề bệnh hoạn gì, nói đi là đi, còn có người đứng vậy mà đi, ngồi vậy mà đi, đây là nhờ nguyện này gia trì. Đây chính là suốt đời niệm Phật, thậm chí họ không biết tụng Kinh, chỉ chuyên niệm một câu Phật hiệu.
Trước đây người đệ tử làm thợ hàn của pháp sư Đế Nhàn, mọi người đều biết. Câu chuyện này là trước đây pháp sư Đàm Hư kể ở HongKong, tôi nghe được từ một băng ghi âm, pháp sư kể trong kỳ Phật thất, khi khai thị cho mọi người đã kể mấy câu chuyện, tôi nghe được từ băng ghi âm. Hòa thượng Đế Nhàn chỉ dạy ông ta một câu Phật hiệu: “Nam Mô A Di Đà Phật”, dạy ông từ sáng đến tôi chỉ niệm câu Phật hiệu này. Niệm mệt thì nghỉ, nghỉ khỏe lại niệm tiếp, cho nên hoàn toàn không có áp lực. Niệm suốt ba năm, biết trước giờ chết, đứng vãng sanh. Người này chưa từng được học hành, không biết chữ, chưa từng nghe Kinh, vì sao ông niệm Phật kiên định như thế? Bản thân ông cảm nhận sâu sắc về nỗi khổ của nhân sinh. Quý vị thử nghĩ xem, lúc đó ông hơn 40 tuổi, không được học hành, không có bất kỳ năng lực kỹ thuật nào, chỉ học được nghề hàn xoong nồi hư, một nghề rất đơn giản, cuộc sống gian nan cùng tận. Mỗi ngày gánh một gánh nhỏ đi khắp các thôn làng, xem nhà ai có xoong nồi hư thủng, đem nó hàn lại có thể dùng được.
Lúc nhỏ tôi từng thấy người làm nghề này, ở nông thôn một năm đến hai ba lần như thế, không nhiều. Đi vào thôn làng này xem có thứ gì có thể hàn lại, ông ta sẽ hàn cho quý vị. Bây giờ không còn nữa, nghề này không còn đất dụng võ. Ông thật sự nếm được nỗi khổ của đời người, cuộc sống quá gian nan.
Pháp sư Đế Nhàn là người bạn lớn lên từ nhỏ với ông trong một thôn trang, họ là đồng hương. Ông thấy Pháp sư Đế Nhàn xuất gia, xuất gia rất tốt, có ăn, có chỗ ở, cuộc sống không tệ, nên muốn xuất gia theo. Nhưng xuất gia còn có điều kiện, nếu xuất gia ở trong chùa, một ngày có năm thời tụng Kinh mà không biết, như vậy không thể có chỗ đứng trong chùa này, ông ta thật sự không học được. Học giảng Kinh lại không biết chữ, chưa từng được học hành. Hòa thượng Đế Nhàn không còn cách nào khác, là người bạn lớn lên từ nhỏ, không thể không chăm sóc. Liền xuống tóc cho ông ta, tìm một ngôi chùa ở nông thôn không có người ở, đưa ông đến đó, một mình ở trong ngôi chùa cũ. Chỉ dạy ông một câu A Di Đà Phật. Đại sư nói, ông cứ việc thành tâm mà niệm. Ông ta là một người rất có thiện duyên, biết nghe lời. Thật thà, nghe lời, y giáo phụng hành, nên ông ta đã thành công. Ông đầy đủ ba điều kiện này, và thành công, ba năm thành công. Hòa thượng Đế Nhàn khen ngợi vô cùng, khi giảng Kinh thường lấy ông ta làm ví dụ. Thời gian ba năm, ông đến thế giới tây phương Cực Lạc làm Phật. Con người không được coi thường ông, khi sống không ai coi ông ra gì, khi ra đi rất vinh dự, đi thật tự tại, tiêu sái, khiến người khác nhìn vào đều ngưỡng mộ!
Điều này chính là ở đây nói: “Trên, trên tận nhất hình”, đây là trên. Hòa thượng Đế Nhàn kể câu chuyện này tức là một băng ghi âm lúc đó, tôi nhờ đồng học viết ra in thành sách, như vậy có thể lưu thông mãi mãi. Tôi thấy băng ghi âm hay đĩa CD duy trì đều có giới hạn, in thành sách đáng tin cậy hơn. Là khai thị Phật thất của hòa thượng Đàm Hư.
Trích lục: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 212
Chủ giảng: HT. Thượng Tịnh Hạ Không.