Tùy ý chính là tùy duyên, chính là tùy duyên tự tại. Đó là nói thái độ đời sống của chúng ta, người hiện tại gọi là tâm thái.
Tâm thái đời sống của chúng ta phải tùy duyên tự tại. Tùy duyên là đối với phan duyên mà nói. Thế nào gọi là phan duyên? Trong lòng của bạn có mong cầu chính là phan duyên.
Phan duyên thì không tự tại, vì sao vậy? Bởi vì bạn có cái tâm được mất này.
Trong tâm được mất liền sanh phiền não, vô lượng vô biên phiền não đều từ trong tâm được mất mà sanh ra.
Nếu như bỏ đi cái tâm được mất thì bạn liền rất tự tại, ngày tháng liền dễ qua, bạn liền trải qua ngày tháng chân thật của bạn, ngày tháng chân thật hạnh phúc mỹ mãn. Vì sao nói như vậy?
Thí dụ nói bạn kiếm tiền, bạn dùng hết tâm huyết, dùng hết thủ đoạn, dùng hết phương pháp, bạn kiếm được tiền vẫn là tiền trong mạng của bạn có.
Trong mạng của bạn không có, kiếm nhiều hơn một đồng cũng không kiếm ra được. Bạn nghĩ xem, bạn hao phí tâm lực đó không phải là oan uổng sao?
Hết thảy bạn đều xả bỏ, trong lòng một niệm không sanh, trong mạng của bạn một ngày này kiếm được bao nhiêu tiền thì nó tự nhiên liền đến. Bạn nói xem, vậy có tự tại không? Rất thoải mái, rất an lạc!
Đạo lý này nếu các vị không hiểu thấu, tôi thường hay nói, bạn quay về nhà đem “Liễu Phàm Tứ Huấn” đọc một mạch 300 lần thì bạn liền hiểu rõ.
Một bữa ăn một ngụm nước đều do tiền định đó là thật, một chút cũng không giả. Ai định vậy? Chính mình định ra, nhân do chính mình đời trước tu được, ngay đời này nhận được quả báo.
Bạn đời trước không tu nhân, bạn ngay đời này làm gì có được quả báo? “Nhân duyên quả báo không lọt mảy lông”. Cho nên thông đạt đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật này, đời sống của bạn được đại tự tại.
Ta không cần phải mong cầu, trong mạng có rồi đến lúc tự nhiên liền đến, cầu nó làm gì? Đến rồi cũng không thấy lạ, vì sao vậy? Đáng đến thì nó phải đến, không đáng đến thì nó sẽ không đến, không hề có ý niệm được mất.
Cho nên, đời sống phải hiểu được tùy duyên. Tùy duyên chính là tùy thuận pháp tắc nhân quả, tùy thuận sự thật của nhân quả.
Ngay trong đời sống của chúng ta muốn tạo, như phía sau nói “vi chư giá loại, tác bất thỉnh chi hữu”, chúng ta nỗ lực tu thiện.
Thí dụ nói các vị muốn có tiền, mỗi một người đều muốn cầu tài, tài từ nơi đâu mà có? Bố thí! Tài của tôi một xu cũng không có, thế nhưng muốn bao nhiêu thì có bấy nhiêu, bạn nói xem tự tại cỡ nào.
Tùy niệm liền đến, khởi lên ý niệm thì nó liền đến. Thế nhưng sau khi đến rồi, tôi lập tức liền xả đi, vì sao vậy? Nếu tôi không xả thì sau sẽ không đến. Tôi chỉ cần vừa xả đi thì phía sau ùn ùn không ngừng kéo đến.
Cho nên bạn phải biết “xả thì được”, đó là Phật dạy cho chúng ta “xả là nhân, đắc là quả báo”. Bạn không chịu xả thì bạn làm sao có được? Sẽ không cách gì có được, trái với nhân quả.
Thế nhưng bạn phải hiểu là sau khi bạn có được cái đó rồi thì phải đem cái được đó xả đi, bạn liền giống như dòng nước chảy, vĩnh viễn không cùng tận. Bạn xả tài thì được tài phú, xả pháp thì được trí tuệ, thí vô uý thì được khoẻ mạnh sống lâu, cho nên tùy ý tự tại.
Con người này cả đời sẽ không bị bệnh, sẽ không già yếu. Tôi còn nói với bạn, sẽ không chết. Đây là thật không phải giả, thảy đều có được thì tùy ý tự tại. Chết rồi thì không tự tại, cho nên không chết.
Vì vậy, chân thật muốn không già, không bệnh, không chết, đều ở trong “Kinh Vô Lượng Thọ”, đều ở trong “Kinh Đại Hoa Nghiêm”.
Hôm nay thời gian hết rồi, đoạn này chúng ta giảng không hết.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
———
(PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG)
HOAN NGHÊNH COPPY CHIA SẺ
Nguồn Quan Âm Bồ Tát