“Nguyện này ý là lúc Pháp Tạng tôi thành Phật, nguyện quang minh của tôi vô lượng vô biên, phổ chiếu tất cả quốc độ uế tịnh trong mười phương “. Đây là nguyện thứ mười ba. Đại ý của nguyện thứ mười ba, tổng lại mà nói, Niệm Lão giải thích cho chúng ta. “Ta” là Bồ Tát Pháp Tạng tự xưng, lúc Ta thành Phật nguyện quang minh của Ta vô lượng vô biên, phổ chiếu quốc độ tịnh uế trong mười phương, khắp cả tất cả quốc độ chư Phật trong pháp giới hư không giới, quang minh của Phật A Di Đà đều chiếu đến được. Vậy nếu chúng ta hỏi vì sao chúng ta không nhìn thấy, chúng ta không cảm nhận được? Nếu như cảm nhận được, quang minh của Phật chiếu đến thân chúng ta, chiếu đến khu vực của chúng ta, nhất định giống như trong kinh đã nói, được trí tuệ, phước đức của Phật gia trì. Chúng ta nghĩ không sai, nguyện vọng của Phật đích thực là như vậy, huống gì trước đây đã nói rồi, 48 nguyện bất cứ một nguyện nào, đều viên mãn đầy đủ 47 nguyện khác, cho nên Phật quang vừa chiếu, tương đương với việc công đức 48 nguyện chúng ta đều có thể cảm xúc được, đều có thể tiếp nhận được. Vì sao không có cảm nhận? Có ai cảm nhận được không? Có. Bồ Tát cảm nhận được, Thanh văn cảm nhận được, niệm Phật niệm đến lúc tâm thanh tịnh, thì có cảm nhận. Đích thực, thời thời khắc khắc, nói là tất cả mọi lúc, tất cả mọi nơi, Phật quang đều soi chiếu. Sỡ dĩ chúng ta không cảm nhận được, là vì bản thân chúng ta nghiệp chướng nặng quá, giống như ban ngày mặt trời chiếu khắp, nơi chúng ta ở hôm nay trời râm, bầu trời mây mù dày đặc, tuy có mặt trời nhưng nơi chúng ta ở nhìn không thấy. Đám mây, chúng ta nói đó là cộng nghiệp của chúng ta. Nếu như dưới ánh mặt trời chúng ta không muốn nó chiếu đến, chúng ta bật lên một chiếc dù, đó là biệt nghiệp của chúng ta, là nghiệp chướng của cá nhân chúng ta, tôi không muốn nó chiếu đến, không phải là không chiếu, Phật quang chiếu khắp, chúng ta có thể niệm Phật niệm đến tâm thanh tịnh, liền cảm nhận được. Nếu như niệm đến tâm bình đẳng, vậy thì cảm nhận càng lớn hơn. Nếu như niệm đến đại triệt đại ngộ, vậy thì Phật quang thực sự phổ chiếu, chiếu khắp. Quí vị đã tiếp nhận được hết rồi.
Từ đó có thể biết, chúng ta tiếp thu ánh sáng, trên thực tế trong vũ trụ là một vùng ánh sáng. Trong đây đích thực có những sóng quang với tần suất khác nhau. Các nhà khoa học thí nghiệm ra một số rồi. Giống như mắt chúng ta có thể nhìn thấy sóng quang, trường độ này là hữu hạn. Có sóng quang trường độ dài hơn sóng quang của chúng ta, chúng ta không nhìn thấy, sóng quang ngắn hơn trường độ sóng quang của chúng ta cũng không nhìn thấy. Dùng những thiết bị khoa học mới có thể thăm dò đến được. Giống như X quang, tia tử ngoại, mắt thịt chúng ta đều không nhìn thấy được. Nếu như các loại sóng quang đều có thể nhìn thấy được, nói cho quí vị biết, vậy thì không có đêm tối nữa. Ban ngày ban đêm tất cả đều là quang minh, trước nay chưa hề có đêm tối. Điều này các nhà khoa học đã chứng minh cho chúng ta rồi, không sai một tí nào. Cho nên nếu chúng ta thấy được Phật quang thì phải có tâm Phật, phải có nguyện của Phật, tâm người giống như Phật, nguyện đồng với Phật, quang minh của Phật quí vị liền nhìn thấy được.
Quốc độ tịnh uế trước đây chúng ta đã học qua. Vũ trụ rộng lớn, vô lượng vô biên, không có cùng tận. Trong đây quốc độ chư Phật vô biên, cho nên chúng sanh cũng vô biên.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 206 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Trọn bộ 600 tập MP3 viên mãn http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/tinhdodaikinhgiai.htm
Bản chú giải: PDF
Trang Facebook:
Từ bi trùm pháp giới – Thiện ý khắp nhân gian.
NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT.