Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Đệ tử quy chính là thực hành “hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng”

Mô hình lớp học Đệ tử quy
Chúng tôi học Phật bao nhiêu năm nay, đi khắp các quốc gia trên thế giới, thấy những người học Phật. Tại gia không thực hành Thập Thiện Nghiệp, không có thiện căn, người xuất gia không thực hành Sa Di Luật Nghi. Quý vị hỏi vì sao ngày nay Phật giáo suy yếu như vậy? Nguyên nhân là không có nền tảng. Giống như cây cối vậy, rễ bị hư hoại rồi. Tuy cây vẫn còn, nhưng có thể ngã xuống bất kỳ lúc nào, vì gốc không vững chắc, phải làm sao đây?
Những năm gần đây, tôi luôn đi khắp nơi khuyến khích, hy vọng mọi người coi trọng nền tảng. Tuyệt đối đừng phân biệt Đệ Tử quy là của Nho giáo, tôi học nó làm gì? Cảm Ứng Thiên là của Đạo Giáo, như vậy là sai lầm. Giáo lý đại thừa không có ta và người, có ta có người là có đối lập, đó là biên kiến, không ra khỏi luân hồi lục đạo.
Chúng ta tu Tịnh độ, nguyên tắc chỉ đạo cao nhất của Tịnh độ, là Tịnh Nghiệp Tam Phước trong Quán Kinh nói. Câu đầu tiên trong Tịnh Nghiệp Tam Phước là hiếu dưỡng cha mẹ, câu thứ hai phụng sự sư trưởng. Làm thế nào thực hành hai câu này? Trong kinh điển tiểu thừa nói rất nhiều, phân lượng rất nhiều, ta có thời gian để xem chăng? Nho giáo đã quy nạp vấn đề này, 113 điều này chính là nền tảng của Phật giáo. Đệ Tử Quy chính là thực hành hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, quý vị có thể không học ư?
“Từ tâm bất sát”, thực hành ở Cảm Ứng Thiên của Đạo giáo, trong Cảm Ứng Thiên nói hơn 190 vấn đề về quả báo thiện ác, giáo dục nhân quả. Đệ Tử Quy là giáo dục luân lý đạo đức, có nền tảng này, Thập Thiện Nghiệp ở sau sẽ thiết thực hơn, tiếp tục tu Thập Thiện Nghiệp. Nếu không có nền tảng của Nho và Đạo, không thể học được Thập Thiện Nghiệp. Học như thế nào? Học tiểu thừa, được, triển khai Thập Thiện Nghiệp là 3000 oai nghi, đại thừa triển khai là tám vạn bốn ngàn tế hạnh. Sau đó ta thử nghĩ lại, triển khai Đệ Tử Quy phải chăng là tám vạn bốn ngàn tế hạnh? Đúng vậy. Triển khai Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, là 3000 oai nghi ư? Đúng thế, trong Phật pháp một là tất cả, tất cả là một. Không nói một tức là cả, ngoại trừ Nho và Đạo giáo, không nói như vậy. Không những không nói như vậy, mà hết thảy Tôn giáo của thế gian đều không bài xích, vậy mới đúng. Tất cả pháp không lìa tự tánh. Cơ đốc giáo có lìa tự tánh chăng? Không có, Thiên chúa giáo cũng không lìa tự tánh. Phật không lìa tự tánh, ma cũng không lìa tự tánh. Trong giáo lý đại thừa không có Phật cũng không có ma, giác ngộ tức là Phật, mê chính là ma. Phật và ma là ai, ở đâu? Ở trong tâm ta, tâm ta nhất niệm giác là Phật xuất thế, nhất niệm mê ma liền đến. Chúng ta học Phật, muốn thành tựu ngay trong đời này, muốn vãng sanh ngay trong đời này, ta không thể không có nền tảng, tuyệt đối không được lơ là nền tảng giáo dục.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 231)
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *