Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Cho nên chúng ta chuyên nhất, chúng ta thờ Phật cũng không nên thờ quá nhiều

Người tu Tịnh Độ có nên thờ Phật trong phòng ngủ không?
Kinh Bát Chu lại nói: “Lúc đó Phật A Di Đà nói với Bồ Tát rằng, người muốn sanh vào nước ta, thường niệm danh hiệu ta, không hề gián đoạn, như vậy sẽ được sanh vào nước ta”. Kinh Bát Chu tuy không phải chuyên nói về Thế Giới Cực Lạc, nhưng trong này có một đoạn như thế, giới thiệu Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sanh.Trong Kinh Văn nói: “Lúc đó”, Phật A Di Đà nói với chư vị Bồ Tát. “Người muốn sanh đến cõi nước ta”, đây là phát nguyện cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, đầy đủ tín nguyện. Hành môn chính là hai câu bên dưới: “Thường niệm Phật hiệu, tương tục không gián đoạn”, không hề nghỉ ngơi nghĩa là tương tục không gián đoạn. Quan trọng là trong tâm không gián đoạn, miệng niệm gián đoạn không sao, trong tâm không được gián đoạn, niệm niệm không quên. Trong tâm thường có Phật A Di Đà.
Trước đây thầy Lý thường dạy chúng tôi, người niệm Phật thật sự được Vãng Sanh ngay trong đời này, nhất định phải thay đổi tâm. Thầy dạy chúng tôi phải thay đổi tâm, bình thường tâm chúng ta đều lưu luyến ngũ dục lục trần, trong tâm có những thứ này. Người bây giờ nói, tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, tham sân si mạn, trong tâm toàn những thứ này. Những thứ này mọc rễ sâu trong lòng, họ khởi tâm động niệm khi nào không hay biết. Tổ Sư nói đây là thục, rất thuần thục, nó khởi lên bất kỳ lúc nào. Niệm Phật không thuần thục thường xuyên quên, quên gọi là thất niệm, ý niệm biến mất khi nào không hay. Hiện tượng này người mới niệm Phật đều có, đừng lo lắng, nguyên nhân là gì? Vì tập khí phiền não quá sâu đậm, thời gian quá lâu. Niệm Phật quá mới mẻ, thời gian lại ngắn, cho nên câu Phật hiệu này không khống chế được phiền não. Khi đã biết, lúc nào cũng nghĩ đến, và cũng quên bất kỳ lúc nào. Khi quên lập tức cảnh giác, nhanh chóng tiếp tục niệm danh hiệu Phật, như vậy là tốt. Khoảng năm ba năm, quả thật khống chế được phiền não, trong tâm chỉ có Phật hiệu, ngoài Phật hiệu ra không còn gì khác.
Niệm Phật thêm quán tưởng nữa cũng được, quán tưởng nghĩ đến Phật. Nghĩ đến Phật là nghĩ đến vị Phật mình thường cúng, vì sao vậy? Vì ta nhìn đã quen, ngày ngày thấy Ngài cho nên đối với Ngài rất quen thuộc, khi lâm chung Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, liền hiện tướng này, vì sao vậy? Vì ta với Ngài quá quen thuộc. Cho nên chúng ta chuyên nhất, chúng ta thờ Phật cũng không nên thờ quá nhiều, cúng nhiều khi lâm chung vị Phật A Di Đà nào đến tiếp dẫn chúng ta? Vị Phật A Di Đà này đã hiện ra, sao vị Phật A Di Đà kia không thấy? Vọng niệm này khởi lên, Phật liền biến mất, bởi vậy chỉ được cúng một tượng Phật. Hiện nay rất phương tiện, thờ Phật trong nhà, quý vị chụp tấm hình của Ngài, đi đâu cũng mang theo là được. Phật ta cúng trong nhà nên rất quen thuộc với chúng ta. Lúc nào cũng phải lưu ý việc chuyên nhất, chuyên nhất mới sanh hiệu quả, không được thường xuyên thay đổi. Kinh chỉ đọc một loại, đừng đọc nhiều thứ, người niệm Phật đọc Kinh mục đích là gì? Là để nhiếp tâm. Nếu niệm Phật mà tâm không chuyên nhất, Phật hiệu không có cảm ứng, tâm thường hay tán loạn, luôn suy nghĩ bậy bạ. Nhiếp tâm như thế nào? Đọc một cuốn Kinh, đọc một cuốn Kinh Di Đà, đọc mấy phẩm Kinh Vô Lượng Thọ. Phẩm thứ 6 rất hay, 48 nguyện, đọc một phẩm, tâm sẽ định. Sau khi tâm định thì niệm Phật hiệu, như vậy mới tương ưng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *