Chúng ta đọc sách người xưa, chúng ta kiểm nghiệm căn tính mình, quí vị chú ý nè:
“Có những người, người ta không thích niệm Phật thì người ta sẽ đọc sách của Hòa Thượng Tuyên Hóa thì người ta sẽ không bao giờ thấy được những đoạn văn về “niệm Phật tinh hoa”.”
Mà người ta muốn đi tìm, những cái đoạn về pháp tu khác.
– Có những người, người ta không chuyên nhất niệm Phật, dù là người ta đọc sách của Ấn Tổ, Nhưng mà người ta vẫn hướng đến những công đoạn phương tiện, cho những chúng sanh về câu an, về cầu thọ mạng kéo dài, về cầu tai qua nạn khỏi, …
Lạ thay dù đọc sách của Ấn Tổ vẫn là đi vào con đường của Thế gian Pháp.
– Còn nếu như quí vị, quy tâm về Tịnh Độ, chuyên nhất một câu Phật hiệu niệm đến cùng, thì quí vị đọc bất cứ sách của chư Tổ Sư nào, “Về Tu Thiền – Tu Mật”.
Khi chúng ta coi qua thì càng hưng khởi lên về “Tín – Nguyện – Niệm Phật”. Vì sao?
“Đọc sách người xưa – xem căn tính mình”.
Khi mình đọc những đoạn văn về “Tu Thiền – Tu Mật – Hay Tu Các Pháp Khác”. Mình thấy hình như mình không vào nổi, từ nơi đó mà mình thấy được cái đoạn nào, dạy về niệm Phật, nhất định chúng ta hưng khởi “Tín Tâm”.
Chúng ta nói rằng:
“Vị này cũng dạy niệm Phật”.
Giống như công đoạn Hòa Thượng Tuyên Hóa ngài dạy!
“Tham Thiền Khó Hơn Niệm Phật”.
Trích Lời: Thầy Thích Nhuận Đức.