1. Những ngày cuối năm, mọi người đều tất bật, lo cho người sống và cả người đã mất.
Truyền thống người Việt, từ 20 âm lịch trở đi là bắt đầu dọn dẹp mồ mả, chưng bông, đốt nhang khắp nơi ở nghĩa địa.
2. Khi đi vào nghĩa địa (nghĩa trang), nếu nơi đó có tượng Địa Tạng Vương Bồ-tát hay các tượng Phật, Bồ-tát khác thì trước tiên nên đến đốt nhang, niệm Phật, niệm danh hiệu Bồ-tát rồi sau đó mới đến mộ của người thân trong gia đình mình.
Các vong linh trong nghĩa địa sẽ rất hoan hỉ, nếu bạn đứng trước tượng Địa Tạng Vương Bồ-tát hay tượng Phật A-Di-Đà mà niệm danh hiệu của Bồ-tát hoặc danh hiệu Phật, ít nhất là 108 lần.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã có chia sẻ rằng, những người đã mất yêu cầu ông đến nghĩa địa thì dừng lại và niệm trước tượng Bồ-tát hay tượng Phật như thế rồi muốn làm gì sau đó thì làm.
Giống như mình vào nhà, mình cần chào người lớn trước rồi mới thăm bạn bè, người thân của mình, đó là phép lịch sự, cũng là quy tắc.
3. Những Pháp bảo cần có:
– Máy niệm Phật, nếu được hãy mang theo máy niệm Phật, đặt ở trên mộ và tụng ở mộ một thời Kinh A Di Đà hoặc tụng chú vãng sinh 7 – 21 biến.
4. Quét dọn mộ, khi đốt nhang hãy niệm Nam Mô A Di Đà Phật hoặc Chú Biến Thực Chân Ngôn vào nhang rồi đốt cúng.
Không chỉ đốt nhang cho mộ của nhà mình, mà những mộ xung quanh cũng nên đốt cắm.
5. Nếu thấy có mộ nào hoang tàn, không có người thân chăm sóc (đã bỏ xứ đi nơi khác), không được dọn dẹp thì hãy giúp họ một chút.
6. Vào nghĩa địa lòng nên thanh tịnh, thường xuyên nhớ niệm Phật, cầu mong cho người nhà mình được siêu thoát sớm; đừng cầu họ phù hộ gì cho mình.
– Vì người thân niệm Phật, niệm một câu Nam mô A-Di-Đà Phật và hướng tâm tưởng nhớ tới người đã mất, nếu có thì giờ hãy niệm nhiều thật nhiều, rồi hướng tâm cầu nguyện cho họ nếu họ có rơi vào cảnh thấp thì được Phật tiếp dẫn. Nếu ở cảnh giới cao thì tăng thêm phước lạc.
7. Khi đi vòng quanh các mộ khác, cũng nên vì họ mà niệm Phật, trì Chú vãng sinh. Đừng nhìn vào thẳng hình trên mộ của người khác, không nghĩ rằng “Người này đẹp quá, người này xấu quá, người này chết sớm quá….”. Nghĩ như vậy dễ bị người ta theo quấy nhiễu. Lòng chỉ nên thanh tịnh niệm Phật mà thôi.
8. Đồ ăn cúng ngoài nghĩa địa rồi không nên đem về nhà lại để ăn. Cúng rồi thôi, đừng tiếc mà mang về nhà.
Cũng đừng vì không mang về nhà mà mua đồ xấu, đồ hư, đồ cũ để cúng. Người đã mất chấp niệm sâu dày, thậm chí nếu người nhà mình đã siêu thoát, nhưng xung quanh đó còn nhiều vong linh khác. Hãy lựa đồ tốt, đồ ngon mà cúng.
Cúng các loại bánh nổi như bánh mì, bánh bao, bắp nổ, các loại bánh ngọt.
TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CÚNG đồ ăn mặn như cá, thịt, giò từ thịt,…. Cũng đừng cúng các thứ trái cây có vị đắng, vị cay, chua và các trái có gai góc.
Cúng các trái cây ngọt và các loại bánh ngọt.
Cúng xong rồi, đợi tàn nhang (hoặc tàn nửa cây nhang – trong lúc đợi như vậy thì nên ngồi niệm Phật hoặc trì chú vãng sinh rồi tụng bài hồi hướng), xin phép người mất để hạ lộc.
Với các bánh quy ngọt, hãy bóp vụn ra rồi rải cho kiến xung quanh được thọ dụng. Hãy niệm Nam Mô A Di Đà Phật hoặc Om Ma Ni Bát Mê Hum ít nhất bảy lần rồi thổi vào bánh, sau đó hãy rải cho kiến, nguyện rằng nếu kiến hay con vật nào được ăn thì sẽ gieo chủng tử tốt lành, sớm được giải thoát khỏi thân súc sinh, được làm người, gặp phật pháp tu trì để sớm vãng sinh Cực lạc quốc.
Đối với nước cúng ngoài mộ, nếu được hãy niệm Nam Mô A Di Đà Phật hoặc trì Biến Thủy Chân Ngôn vào đó. Cúng xong rồi thì lại niệm Nam Mô A Di Đà Phật hoặc Om Ma Ni Bát Mê Hum thổi vào, sau đó đem tưới cho các cây gần đó, như vậy sẽ giúp cho các vong linh hoặc các vị thọ thần ngụ trong cây.
9. Dùng máy niệm Phật để trên mộ thì sẽ giúp cho người mất và cả những chúng sanh có mặt trong khu vực đó.
Hiện nay có loại máy niệm Phật sử dụng năng lượng mặt trời khoảng 300.000 đồng, không cần xạc pin, cứ đặt trên mộ máy sẽ tiếp nhận năng lượng mặt trời để niệm 24/24. Công đức cúng dường pháp bảo vô cùng thù thắng và lợi lạc.
10. Những ngày cuối năm, người mất rất trông mong người sống nhớ đến họ. Mình giúp họ tốt nhất là thông qua việc tu tập, làm phước thiện của con cháu, người thân hiện đời như cúng dường Tam bảo, phóng sinh, bố thí giúp đỡ người nghèo.
Phải có phước báu, công đức của mình để hồi hướng cho họ, thì đó mới thực sự là BÁO ÂN BÁO HIẾU, thực sự là thương người thân của mình đúng như lý như pháp, vì vậy chúng ta cần phải có tu tập, có công phu, công đức mới có thể thực sự cầu nguyện được cho người thân đã mất.
Nam Mô Tây Phương Cực lạc thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật!
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu khổ cứu nạn linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ tát!
Nam Mô Siêu lạc độ Bồ Tát Ma Ha Tát!
*** CHÚ VÃNG SINH
Nam-mô a di đa bà dạ
Ða tha dà đa dạ
Ða địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa tất đam bà tỳ
A di rị đa tì ca lan đế
A di rị đa, tì ca lan đa
Dà di nị dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
(Vãng sanh quyết định chơn ngôn hay Vãng sanh Tịnh độ thần chú là mật ngôn được trì niệm phổ biến trong các khóa lễ Tịnh độ, cầu siêu. Thần chú này có tên đầy đủ là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni. Căn cứ vào tên của Đà la ni (Tổng trì, thâu nhiếp vạn pháp, tạm gọi là chơn ngôn hoặc thần chú) cho biết thần chú này có công năng phá trừ tất cả nghiệp chướng căn bản, để được vãng sanh về Cực lạc).
*** Thần chú cam lộ thuỷ chân ngôn:
Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án, Tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, Ta bà ha.
(Khi tụng chú đây, quán tưởng cúng nước biến thành pháp thuỷ cam lộ, rộng lớn như biển, cùng vật không ngăn, thấm đến nước đây, thưởng được thanh tịnh diệu lạc!)
*** Thần chú biến thực chân ngôn:
Nam mô tát phạ đác tha nga đa, phạ lồ chỉ đế. Án, tam bạt ra, tam bạt ra hồng.
(Khi đọc chú quán tưởng các đồ ăn từ một biến hóa thành bảy, với bảy lại hóa ra thành bảy nữa, nhẫn đến hóa ra nhiều vô lượng, đầy lấp cõi hư không cùng vạn vật không ngần ngại, thọ hưởng pháp vị, thân tướng viên mãn.)