Sự tiếp xúc giữa người và người, chúng ta làm người, sống ở trong xã hội này quyết định không thể nào tránh khỏi. Sự qua lại giữa người và người phải nên như thế nào? Phật dạy cho chúng ta, đáng tiếc là chúng ta không hiểu, nên chúng ta không thể nào làm được. Phật dạy chúng ta cái gì? Phật dạy cho chúng ta “Tứ Nhiếp Pháp”. “Tứ Nhiếp Pháp” chính là dạy cho chúng ta bình thường ở ngay trong cuộc sống làm thế nào qua lại với người khác.
Thứ nhất là “bố thí”. Bố thí phải giảng như thế nào? Khi tôi ở Úc châu, có đồng tu hỏi tôi: “Bố thí trong Tứ Nhiếp Pháp phải giảng như thế nào?” Tôi giảng với họ: “Mời khách nhiều, tặng quà nhiều chính là bố thí”. Tôi thường hay mời bạn, thường hay tặng chút lễ vật nhỏ cho bạn. Việc đầu tiên giao tình được tốt rồi, “lễ nhiều, người không trách”. Đây là phương pháp đầu tiên giao tế người với người, Phật dạy cho chúng ta.
Thứ hai là “ái ngữ”. Thường hay quan tâm người khác, ngay trong lời hỏi thăm, quan tâm thì gọi là ái ngữ. Tuyệt nhiên không phải nói lời nói dễ nghe, không phải vậy! Lời nói quan tâm, lời nói chăm sóc, lời nói hỏi thăm, người bạn này sẽ không bị mất đi.
Thứ ba là “lợi hành”. Việc mà ta làm ra tất cả đều là có lợi ích đối với họ, họ tự nhiên liền xem bạn là người tri âm để đối đãi. Phải thực tiễn thì mới được.
Thứ tư là “đồng sự”. Cùng nhau sinh sống, cùng nhau học tập, đây gọi là đồng sự, chí đồng đạo hợp.
Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời đối nhân xử thế tiếp vật chính là bốn cương lĩnh này. Ngài dạy chúng ta, chúng ta cũng biết đọc, cũng sẽ ghi nhớ, nhưng lại không biết làm. Tại vì sao không biết làm? Ý nghĩa chưa thông. Các bạn xem thấy chữ “bố thí” thì cho rằng nhất định là đem tiền ra quyên tặng cho người khác. Đây không phải là cái ý này. Cho nên, bố thí ở nơi nào đó thì có cách nói như thế đó. Ở trong Tứ Nhiếp Pháp, bố thí chính là mời khách nhiều, tặng quà nhiều. Cũng đồng là hai chữ “bố thí”, nhưng ở trong một khoa mục khác thì sẽ có cách giải thích khác nhau. Việc này chúng ta phải hiểu, không thể nói cùng đồng một giải thích. Nếu cùng một giải thích, ở trong nhiều hạng mục như vậy thì nói không thông. Bồ Đề hạnh có thể làm được, hướng nâng lên trên chính là “Phổ Hiền Hạnh”, cũng gọi là “Phổ Hiền Đạo”.
Phổ Hiền hạnh và Bồ Đề hạnh khác biệt ở chỗ nào? Trên sự tướng không có khác biệt, nhưng dụng tâm thì không giống nhau. Trong Bồ Đề hạnh, có thể đem quan niệm căn bản này, quan niệm tự tư tự lợi chuyển đổi lại, vừa chuyển đổi lại chính là chuyển phàm thành Thánh, thì bạn không phải là người phàm, vì người phàm có ai mà không vì chính mình. Bồ Tát không vì chính mình. Thế nhưng, hạnh Phổ Hiền là không những không vì chính mình, mà họ còn cùng tất cả chúng sanh hợp thành một thể. Bạn có quan niệm này mới gọi là hạnh Phổ Hiền. Hạnh Phổ Hiền là tận hư không khắp pháp giới tất cả chúng sanh là chính mình. Cho nên, Phổ Hiền gọi là đại hạnh, hạnh Phổ Hiền là Phật hạnh. Hành môn này là cao nhất, không có gì cao hơn. Chúng sanh của Thế giới Tây Phương Cực Lạc là “hàm cộng tuân tu Phổ Hiền Đại Sĩ chi đức”. Đây là câu Kinh văn đầu tiên trong bổn Kinh này chúng ta đã đọc đến.
– HT. Tịnh Không, Kinh Vô Lượng Thọ 10, tập 160, Vọng Tây cư sĩ dịch.