Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tu học như thế nào để “sanh trí huệ” mà không “sanh phiền não” ???

Đức Phật
🌼 ☘ Nếu muốn tiến bộ thì ngày ngày phải CÃI LỖI . Nếu muốn cải lỗi thì ngày ngày phải BIẾT LỖI. Biết lỗi chính là nhà Phật gọi là khai ngộ !!
Do đây có thể biết, ác không thể không đoạn, tâm hại người chắc chắn không thể có, ý hiềm ghét người cũng không thể có; đem ý niệm của chúng ta chuyển đổi 180 độ, thuần là lợi ích chúng sanh, lợi ích xã hội, hộ trì chánh pháp thì chúng ta chắc chắn được sanh Tịnh Độ. Mỗi niệm không còn nghĩ chính mình, mỗi niệm chỉ nghĩ tưởng người khác; ngày trước người hiểu lầm ta, người nhục mạ ta, người hãm hại ta, chúng ta chỉ có cái tâm cảm ân đối với họ, chắc chắn không có chút tâm oán hận. Không những không có chút tâm oán hận, mà khi họ có khó khăn, khi họ cần giúp đỡ, chúng ta nhất định chủ động toàn tâm toàn lực đi giúp đỡ họ. Cần phải khiến cho tâm hạnh của chúng ta làm đến thuần thiện (nhà Nho nói là “chỉ ư chí thiện”), thì đời sống của chúng ta mới chân thật hạnh phúc mỹ mãn, đời sống của chúng ta tiếp cận chư Phật Bồ Tát, sinh hoạt ngay trong trí tuệ viên mãn, không sanh phiền não.
Chúng ta đọc “Đàn Kinh”, xem thấy Đại Sư Huệ Năng khi lần đầu gặp Hòa thượng Hoằng Nhẫn Ngũ Tổ, Ngài nói với Ngũ Tổ: “Trong tâm đệ tử thường sanh trí tuệ”. Tôi tiếp xúc Phật giáo khi tôi 26 tuổi, xem quyển Kinh đầu tiên chính là “Đàn Kinh”. Khi xem đến câu này tôi vô cùng cảm khái, quay đầu nghĩ lại, nếu như là tôi, tôi sẽ nói: “Trong tâm đệ tử thường sanh phiền não”. Người ta không sanh phiền não, thường sanh trí tuệ, vậy thì còn gì bằng không? Cho nên, Ngài ở Hoàng Mai tám tháng, Ngủ Tổ liền đem y bát truyền trao cho Ngài. Vì sao không truyền cho người khác? Người khác đại khái cũng giống như ta: “Trong tâm đệ tử thường sanh phiền não”, bao gồm Thần Tú ở trong đó, đều vẫn đang sanh phiền não. Thần Tú làm bài kệ mất nửa ngày, sau khi viết ra rồi trong lòng vẫn còn thấp thỏm không an, đó là thường sanh phiền não, không sanh trí tuệ. Không dễ dàng!
Mỗi niệm không vì chính mình, mỗi niệm vì chúng sanh, vì xã hội, vì chánh pháp cửu trụ, con người này mới không sanh phiền não, mới là chân thật sanh trí tuệ.
Người chân thật sanh trí tuệ quyết định ngày ngày sám hối, ngày ngày cải lỗi, ngày ngày tiến bộ, cho nên “cải tiến”, cải lỗi thì tiến bộ rồi, không thay đổi thì làm sao có thể tiến bộ? Nếu muốn tiến bộ thì ngày ngày phải cải lỗi. Nếu muốn cải lỗi thì ngày ngày phải biết lỗi. Biết lỗi chính là nhà Phật gọi là khai ngộ. Bạn chân thật giác ngộ rồi, biết được chính mình có lỗi lầm. Cải lỗi là công phu. Bạn cải lỗi là bạn chân thật đang tu hành.
👉Nếu biết lỗi mà không chịu cải sửa, tuy là khai ngộ rồi, nhưng không tu hành thì không ích gì, quả báo vẫn tự chịu. Nói ra nhiều lời như vậy, nhưng ý nghĩa vẫn chưa nói được thấu triệt. Tôi không biết các vị đồng tu nghe rồi, có thể thể hội được mấy phần?
🙏🙏🙏
Trích PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 182)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *