Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tông Tịnh độ là nền giáo dục vĩ đại nhất

A Mi Đà Phật tỏa sáng
Pháp môn Tịnh độ, có thể khiến cho người phàm phu ngỗ nghịch được nhất tâm, vì thế mà đức Phật A Di Đà hiệu là nguyện vương quả không hư dối.
Trong tông Tịnh độ, những người tạo thập ác ngũ nghịch, khi lâm chung địa ngục hiện ra, lửa dữ thiêu đốt, nhờ tiếng niệm Phật mà được cắt đứt tất cả những mê lầm, đó chính là đốn ngộ trong đốn, vì thế viên đốn cuối cùng như trong thiền tông. Niệm cuối cùng của những người đó, cảnh giới của họ có thể sánh với ngài Huệ Năng, với đức Thích Ca Mâu Ni, vấn đề này là không thể nghĩ bàn. Nhưng đây là đứng về lý mà nói thôi. Tạo những nghiệp chướng, khi quả báo hiện tiền, địa ngục đã hiện tiền, vì quá khiếp sợ nên đã khiến cho những vọng niệm đó tiêu mất, sự việc là như vậy. Quá khiếp sợ nên nó tiêu mất. Bảo họ niệm câu A di đà Phật, họ chết cũng không buông, đó là nhất niệm, đó là chân tâm niệm. Vì thế địa vị mà họ đạt đến hoàn toàn giống như Đại sư Huệ Năng. Đây là điều rất hiếm có, về lý mà nói là như vậy, còn về sự thì rất khó.
Nay tông Tịnh độ làm cho những phàm phu đã tạo thập ác ngũ nghịch có thể nhất tâm, vì thế Di Đà hiệu là nguyện vương, chân thật bất hư. Pháp môn niệm danh hiệu A Di Đà Phật của tông Tịnh độ, phương pháp niệm danh hiệu Phật A Di Đà, phương pháp này không gì khác ngoài việc xây dựng trường học. Thế giới Cực lạc chính là trường học, thế giới Cực lạc không có tổ chức chính trị, quí vị xem kinh điển không cuốn nào đề cập đến thế giới Cực lạc có quốc vương, thế giới Cực lạc có chính phủ, không có. Nếu có chắc chắn đã cho chúng ta biết. Thế giới Cực lạc chỉ có hai hạng người đó là thầy giáo và học trò. Thầy giáo là Phật A Di Dà, còn học sinh là những vị Bồ tát, tất cả những vị vãng sanh đến thế giới Cực lạc đều là những học sinh. Học sinh có tam bối cửu phẩm, như học các lớp không giống nhau. Có người đến thế giới Cực lạc là từ cấp bậc dưới cùng dần dần đi lên, có người không đi theo thứ lớp mà xen ngang, nó là như vậy. Có thể nói thế giới Cực lạc là Phật học viện do các đức Phật Như lai cùng sáng lập nên, đức A Di Đà Phật là viện trưởng, còn chư Phật Như Lai là giáo thọ, các ngài thường đến thế giới Cực lạc để giảng dạy, Bồ tát Đẳng Giác là những vị trợ giảng. Trong kinh Di đà có câu: “ Các vị thượng thiện nhân đều ở cùng một chỗ”, trong chú giải của chư vị tổ sư, thượng thiện nhân là các bậc Bồ tát Đẳng giác, họ là những vị trợ giảng, giúp đỡ việc học hành của những người mới đến thế giới Cực lạc. Đức A di đà Phật thường giảng kinh trong giảng đường Thất bảo, không gián đoạn. Vì thế giới Cực lạc không cần ăn uống, thế giới Cực lạc cũng không cần ngủ nghỉ. Việc ăn uống nghỉ ngơi của chúng ta đã tiêu tốn rất nhiều thời gian, họ không ăn uống, không nghỉ ngơi. Đến thế giới Cực lạc thì chỉ học hành, nghe pháp, nghe đến lúc nào mới thôi? Đến khi thành Phật mới thôi. Ngày tốt nghiệp là thành Phật, khi thành Phật rồi liền đi đến những thế giới khác, nơi mà quí vị có nhân duyên, thì quí vị đến làm Phật nơi đó. Chúng ta phải nhận thức rõ điều này.
Tông Tịnh độ hoàn toàn giáo dục, là nền giáo dục vĩ đại nhất, là nền giáo dục đầy đủ nhất, đảm bảo có thể thành Phật, đảm bảo có thể khai ngộ, và rất mau chóng. Quí vị thấy đó, học tập không bao giờ ngừng nghỉ! Việc học tập của chúng ta ở đây có những khó khăn, thời gian học hành ngắn ngủi mà việc nghỉ ngơi lại nhiều, hai mươi bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày, cho dù quí vị có học đến tám tiếng mỗi ngày thì vẫn còn nghỉ mười sáu tiếng.
Có người hỏi đến thế giới Cực lạc để làm gì? Đến để học, đến học viện niệm Phật. Phật học viện của hế gian này, cho đến của thế giới chư Phật, đều không bằng thế giới cực lạc. Thế giới Cực lạc rất đơn thuần, đến đó toàn toàn hưởng thụ những thành tựu bổn nguyện của đức Phật A Di Đà.
Đức đầu tiên trong sự thành tựu đó là gì? Là tất cả đều do biến hoá mà có, đây là đức thứ nhất. Quí vị muốn có thứ gì thì thứ đó liền hiện ra ngay, không thiếu thứ gì. Tôi muốn một bộ Đại Tạng kinh, thì nó liền hiện ngay trước mắt, tôi không muốn thấy nữa, nó lại biến mất, không cần phải mang cất đi, muốn thứ gì thì thứ đó liền hiện ngay, muốn ăn thì thức ăn hiện ngay trước mắt, muốn mặc thì áo đã có trên thân. Cung điện hay nhà cửa ở thế giới Cực lạc không có những thứ đồ dùng, đồ dùng trong nhà cũng rất phiền toái, nó không có. Khách đến nhà phải làm sao? Khách đến liền biến ra toà sư tử, mỗi người có một chỗ ngồi, khi khách ra về thì chỗ ngồi cũng biến mất, không cần phải dọn dẹp, không cần phải bày biện. Thế giới tốt đẹp như thế, sao chúng ta không đến đó chứ? Rõ ràng minh bạch rồi, sao không nhanh tay chọn lấy, mà còn ở đây để chịu tội?
Bồ tát đến thế giới này, quí vị xem bốn đức trong Hoàn Nguyên Quán, Bồ tát đến đây để làm gì? Đến để chịu khổ cho tất cả chúng sinh, đó là sự thật. “Tuỳ duyên diệu dụng, oai nghi hữu tắc, nhu hoà chất trực, đại chúng sanh khổ”. Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni suốt đời thị hiện dưới danh một vị khổ hạnh, ngài phô diễn cho chúng ta thấy, giống như những diễn viên trên sân khấu vậy. Việc xuất hiện hình ảnh vị sư khổ hạnh trên sân khấu, sau cánh gà Ngài là một vị Phật, giống như hình ảnh đức Phật A Di Đà được mô tả trong Quán kinh, thân có vô lượng tướng, tướng có muôn vẻ đẹp. Chữ số được nói đến trong Quán kinh, thân tướng Ngài có tám vạn bốn nghìn tướng, mỗi hình tướng có tám vạn bốn ngàn tuỳ hình hảo. Khi vãng sanh là đạt được, hơn nữa là hoá sanh. Hoá sanh là gì? Vừa vãng sanh thì thân tướng của quí vị hoàn toàn giống hệt thân tướng đức Phật A Di Đà, đức A Di Đà có hình tướng như thế nào thì quí vị có hình tướng như thế ấy. Vì thế cõi nước ấy gọi là cõi nước bình đẳng, điều này trong kinh nói rất rõ ràng. Bốn mươi tám lời nguyện, vì sao đức Phật phát bốn mươi tám lời nguyện? Vì Ngài nhận thấy hình tướng các chúng sinh trong mỗi thế giới không giống nhau, người có tướng mạo tốt đẹp thì kiêu ngạo, người xấu hơn thì mặc cảm tự ti. Do đó nguyện lực của ngài để thành tựu thế giới, không có hiện tượng này, mọi người đều bình đẳng, tất cả đều giống như Phật. Vì thế sanh về thế giới Cực lạc ý niệm này không còn nữa, phiền não đều bị cắt đứt, thật sự quá từ bi!
Mấy câu này nói rất hay, pháp môn Tịnh độ, có thể khiến cho người phàm phu ngỗ nghịch được nhất tâm, vì thế a đức Phật A Di Đà hiệu là nguyện vương quả không hư dối.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 420 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *