“Ái dục”, chỉ cho tình ái và tham dục, hiện nay gọi là tình chấp, cái này rất khó dứt. “Ái bất trọng bất đoạ Ta bà”, đây là điều mà Cổ đức nói, “niệm bất nhất bất sanh tịnh độ”.
Người đời đa phần đều chìm đắm trong ái dục, câu nói này hiện nay, có thể nói là sự miêu tả toàn xã hội trên thế giới, đây không phải là một vùng, mà toàn thế giới đang đắm chìm trong ái dục.
Tình ái, dục vọng, trong cái tình này đúng là có thương yêu không?
Là giả không phải là thật. Phật pháp nói vĩnh hằng bất biến mới là thật, có mới nới cũ là giả.
Hiện nay trong cái xã hội này, thật có tình yêu chăng?
Nếu đúng là có tình yêu thì còn thể lượng thứ, nhưng đều là hư tình giả ý, mọi người lừa gạt lẫn nhau, một chút chân thành cũng không có, xã hội ngày nay không giống như nhân gian, có người nói là địa ngục trần gian, câu nói này chúng ta càng nghĩ càng thấy có lý.
Địa ngục nằm ở đâu? Hiện nay nhân gian là địa ngục, quan niệm đạo đức cơ bản của nhân luận đều mất hết rồi, hoàn toàn mất hết. Chúng ta nói ngũ thường, đúng là ngày nay bất nhân, bất nghĩa, vô lễ, vô trí, vô tín. Trung Quốc trước đây ngũ thường trong xã hội là điều cơ bản, bất cứ ai cũng đều phải có, không có quý vị làm sao đứng vững trong xã hội? Không thể không coi trong 5 chữ này. Nhân là nghĩ đến mình đến người, nghĩ đến mình phải nghĩ đến người khác, bắt đầu từ đâu?
Trước hết nghĩ đến cha mẹ, sau đó nghĩ đến vợ con cái, sau đó nghĩ đến huynh đệ tỷ muội, mở rộng theo từng tầng từng tầng. Phải dốc hết bổn phận của mình, phải yêu quý những người này, phải quan tâm những người này, phải chăm sóc những người này, phải giúp đỡ những người này. Bây giờ không còn gì nữa, người bây giờ chỉ nghĩ đến bản thân, ngoài bản thân ra không để tâm đến ai. Để trong tâm những gì?
Dục vọng, tình dục. Giữa vợ chồng yêu đương kết hôn, quý vị nếu hỏi hai người kết hôn này, giữa hai người liệu có thật sự tin tưởng lẫn nhau không?
Họ sẽ lắc đầu: đến đâu hay đó thôi! Cái thái độ này là thật không phải là giả, thờ ơ, không thể trường tồn. Mấy ngày chia tay cũng có, mấy tháng chia tay cũng có, một hai năm chia tay cũng rất nhiều rất nhiều, đều là tạo nghiệp. Thế gây oán cho ai?
Nếu như họ đã có con rồi, thì gây oán cho đứa trẻ này, quý vị bất hòa, chúng phải chịu tội, nỗi oán hận của chúng kiếp này đời này rửa không sạch, kiếp sau đời sau vô tình hay hữu ý gặp được không báo thù hay sao?
[Trích “Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa] (Tập 508)
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không